xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề phòng bệnh dại

Bài và ảnh: NGUYỄN THẠNH

Tăng cường kiểm soát và dự phòng loại trừ bệnh dại ở động vật, cần xử trí kịp thời khi bị chó, mèo cắn

Mới đây, Bệnh viện Nhân dân 115 (TPHCM) đã tiếp nhận cấp cứu điều trị kịp thời cho một bệnh nhân bị nhiễm trùng biến chứng do bị chó cắn. Theo các chuyên gia y tế, vào thời điểm mùa nắng nóng như hiện nay, phải hết sức đề phòng loại bệnh nguy hiểm này vì một khi để bệnh khởi phát là hết đường cứu chữa.


Suýt mất mạng do chủ quan


Bệnh nhân vừa thoát cảnh thập tử nhất sinh là bà T.T.H. (SN 1950, ngụ quận 5-TPHCM). Bà H. cho biết mới đây, bà đến nhà bạn chơi và bị chó cắn vào cẳng chân trái, không bị chảy máu. Về nhà, nghĩ là không sao nên bà không đi chích ngừa mà tự chăm sóc bằng cách tự mua thuốc uống và rắc thuốc Ampicillin lên chỗ chó cắn.

Tuy nhiên, khoảng một tuần sau, ngoài việc sức khỏe sa sút, bà H. cũng không thể đi lại được, riêng vết thương do chó cắn thì sưng tấy, bưng mủ, lở loét, đau đớn... Tại Bệnh viện Nhân dân 115, bà H. được các bác sĩ xử trí mổ vết thương, rút mủ và cho dùng kháng sinh toàn thân nên đã qua nguy kịch.


Theo PGS-TS Cao Văn Thịnh, người trực tiếp điều trị, trường hợp bà H., nhờ phát hiện sớm và chỉ mới bị biến chứng nhiễm trùng ở phần mềm. Các loại vết thương do các loại súc vật như chó, mèo cắn, cào cấu nếu sơ ý hay chủ quan không phòng ngừa hoặc xử trí kịp thời sẽ dẫn tới những hậu quả khôn lường, tỉ lệ tử vong là rất lớn.


img
Tiêm ngừa bệnh dại cho chó tại Trạm Phòng chống dịch-Kiểm dịch động vật TPHCM


Ghi nhận của chúng tôi tại các cơ sở y tế trên địa bàn TPHCM như Viện Pasteur, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Trạm Phòng chống dịch-Kiểm dịch động vật, Trung tâm Y tế Dự phòng TP... những ngày qua cho thấy người dân tìm đến tiêm vắc- xin phòng dại cho bản thân cũng như cho vật nuôi rất nhiều.


Theo bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM, số bệnh nhân đến bệnh viện chích ngừa dại trong 3 tháng gần đây gia tăng, trung bình mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận chích ngừa cho hơn 20 bệnh nhân. Trong khi đó, bác sĩ Nguyễn Thị Kim Phượng, Trạm Phòng chống dịch-Kiểm dịch động vật TPHCM, cho biết bệnh dại ở vật nuôi chủ yếu bùng phát vào mùa nắng nóng.

Hiện nay, trung bình mỗi ngày, đơn vị tiếp nhận chích ngừa từ 35-40 con chó do người dân lo lắng mang đến, chưa kể số có biểu hiện bệnh đã được bộ phận khác xử lý. “Vào thời điểm hiện nay, người dân phải hết sức cảnh giác” - bác sĩ Phượng khuyến cáo.


Tăng cường quản lý vật nuôi


Theo Bộ Y tế, bệnh dại là loại bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm và nguồn lây bệnh chủ yếu từ chó, mèo. Trên thế giới, mỗi năm có khoảng 50.000 ca tử vong do bệnh dại.

Tại VN, số bệnh nhân tử vong do căn bệnh này trung bình mỗi năm cũng khoảng từ 70-90 ca. Ở nước ta, chó là nguồn truyền bệnh cho người nhiều nhất với khoảng 97%, tuy nhiên, đến nay tỉ lệ chó tiêm phòng vắc-xin dại còn rất thấp. Cả nước hiện đang có hơn 10 triệu con chó.


Các chuyên gia y tế cho biết đến nay, chưa có loại thuốc đặc hiệu nào chữa được bệnh dại lên cơn. Nếu lỡ chúng ta mắc phải bệnh dại là 100% tử vong. Do đó, biện pháp hữu hiệu là thực hiện kiểm soát và dự phòng loại trừ bệnh dại ở động vật và con người, cụ thể là triển khai quản lý vật nuôi, tiêm vắc -xin phòng ngừa.


Để phòng chống bệnh dại, ngay từ tháng 9-2009, Bộ NN-PTNT cũng đã triển khai thực hiện các biện pháp cần thiết trên quy mô cả nước thông qua việc ban hành thông tư hướng dẫn có hiệu lực số 48/2009. Trong đó nội dung đề cập chủ yếu là tiêm vắc-xin phòng dại bắt buộc cho chó, mèo, đồng thời người dân có nuôi chó phải đăng ký với chính quyền địa phương...

Tuy nhiên, thực tế việc thực hiện chủ trương này ở các địa phương chưa đồng bộ. Tại TPHCM, nơi có đàn chó nuôi khoảng hàng trăm ngàn con, theo tìm hiểu, cho thấy đến nay việc triển khai thực hiện quy định này vẫn còn chưa thông suốt, người dân còn lúng túng...

Xử trí khi bị chó, mèo cắn

Theo các chuyên gia y tế, trường hợp bị chó hoặc mèo cắn (cào cấu) nghi bị dại, cần phải xử trí khẩn cấp là rửa kỹ vết thương bằng xà phòng hoặc nước muối, rửa lại bằng nước sạch nhiều lần, sau đó bôi các chất sát khuẩn cồn vào vết thương để hạn chế virus dại xâm nhập.

Tuyệt đối không để vết thương bị bầm dập, đặc biệt không tùy tiện tự điều trị dưới mọi hình thức.

Sau đó, nhanh chóng chuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế sớm nhất để tiêm vắc-xin, huyết thanh kháng dại kịp thời... Đồng thời, tiến hành theo dõi con vật nghi dại trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 ngày.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo