xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đạo văn sẽ hết đất sống

Hoàng Kim

Tiếp theo bài viết “Cần đưa đạo văn vào khung” trên Báo NLĐ ngày 12-5, chúng tôi giới thiệu thêm ý kiến của hai học giả nước ngoài về vấn đề này

PGS David M. Berman (Trường ĐH Pittsburgh - Mỹ) và GS Frances L. Hoffmann (Chương trình Fulbright Scholar) từng có dịp công tác tại Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục ĐH. Hai chuyên gia này so sánh và góp ý kiến về tình trạng “đạo” sách hiện nay.

PGS David M. Berman:


Vai trò của nhà xuất bản ở đâu?


Các ĐH ở Mỹ, nếu cán bộ, giảng viên “đạo” sách, giáo trình bị phát hiện thì sẽ bị đưa ra hội đồng khoa học kỷ luật ngay. Thường là người vi phạm sẽ bị đuổi việc. Mỗi trường có một hội đồng khoa học riêng, vận hành theo quy định riêng của nhà trường.

Khi sự việc “đạo” sách, giáo trình xảy ra thì nhà trường tự xử lý, không cần đợi phải đưa ra pháp luật gì cả. Đây là việc làm tự bảo vệ danh tiếng, uy tín của nghề nghiệp của ngành giáo dục. Hễ ai có hành vi mờ ám, sai phạm trong nghề nghiệp thì sẽ có hội đồng nghề nghiệp này lên tiếng phản đối và xử lý ngay.


Ở Mỹ, một cuốn sách giáo trình đưa đi in phải qua hệ thống kiểm duyệt của nhà xuất bản, nhà in. Những chuyên gia nổi tiếng trong mỗi lĩnh vực được các nhà xuất bản mời về làm việc.


img
Minh họa: KHỀU


Đề tài nào thuộc lĩnh vực nào trước khi đưa đi in sẽ được họ soi xét, kiểm tra, thẩm định kỹ lưỡng, hiếm có chuyện đề tài nào đó “ăn cắp” của ai mà lọt qua được cửa này. Ở Mỹ, việc cạnh tranh uy tín, thương hiệu giữa các nhà xuất bản cũng là điều rất quan trọng.


Trong vấn đề cạnh tranh theo quy luật thị trường, nếu nhà xuất bản nào tự làm mất uy tín thì ngay lập tức sẽ bị xã hội lên tiếng, rồi người viết sách, giáo trình sẽ bị người đọc, người học tẩy chay. Vì vậy, tôi tự hỏi: nếu việc đạo sách, giáo trình xảy ra ở Việt Nam thì liệu các nhà xuất bản ở Việt Nam đã thực hiện tốt khâu này chưa? Nếu chưa thì chắc chắn mọi việc “đạo” sách, giáo trình sẽ quá dễ dàng phát sinh.


GS Frances L. Hoffmann: Không nên buộc giáo sư viết sách


Theo tôi được biết, một trường hợp giảng viên ĐH ở Mỹ có một công trình về sử học được giải thưởng của hội sử học. Nhưng sau đó, ông bị phát hiện gian lận trong công trình này, chỉ là gian lận về mặt số liệu, thì đã bị đuổi việc, tước giải thưởng. Đây thuộc về vi phạm đạo đức của nhà giáo nên phải bị trừng phạt nặng nề như vậy.


Điều đáng lưu ý ở Mỹ, ngay từ bậc tiểu học, học sinh đã được dạy về tính trung thực trong học thuật và khi học đến mức PGS, GS thì chuyện vi phạm nghề nghiệp là không thể chấp nhận được.

Chẳng hạn, trong một đề tài khoa học mà người thực hiện vi phạm “cóp” của người khác vài chữ, vài câu thì cũng đã không chấp nhận được rồi, huống gì nói đến cả vài trang đề tài hay cả một cuốn sách, giáo trình.


Tôi thấy tại Việt Nam, vấn đề xét phong tặng chức GS, PGS... của Hội đồng Chức danh GS Nhà nước có tính điểm công trình khoa học như viết sách, giáo trình.

Điều này đã khiến cho không ít giảng viên muốn đạt tiêu chuẩn phong tặng chức danh PGS-GS thì phải cố gắng viết sách, giáo trình. Trong khi đó, ở Mỹ không ai bắt buộc phải viết sách, giáo trình cả. Ai thích viết sách thì viết. Ai viết hay thì sẽ có nhà xuất bản mời viết. Sách ai viết hay thì sẽ có người tự tìm đọc.


Vì vậy, theo tôi, Bộ GD-ĐT hãy mạnh dạn giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm cho các trường ĐH. Làm được điều này thì các trường ĐH sẽ tự chịu trách nhiệm trước xã hội, sẽ hạn chế được việc đùn đẩy trách nhiệm.

Bản thân các PGS, GS nếu có hành vi “đạo” sách thì  chính các PGS, GS và nhà trường sẽ trực tiếp chịu trách nhiệm với xã hội. Khi đến Việt Nam, tôi đã nghe một số bạn trẻ bàn luận: Đi du học nước ngoài, điều đầu tiên phải nhớ là cấm “đạo” văn. Tôi thấy rất vui và tự tin với các bạn trẻ ấy.

TS Nguyễn Văn Ngãi, Trưởng Khoa Kinh tế Trường ĐH Nông Lâm TPHCM:

Nên mua bản quyền để dịch

Tôi nghĩ vấn đề đạo sách, giáo trình của các tác giả nước ngoài hiện nay rất phổ biến bởi nền kinh tế tri thức của nước ngoài đã đi trước chúng ta quá xa, họ viết sách, giáo trình quá tốt rồi.

Chúng ta viết sách, giáo trình thì không thể nào viết hơn họ được. Chính vì vậy, lâu nay chúng ta bằng cách này hay cách khác dễ dàng nhận ra trong sách, giáo trình luôn thấy “bóng dáng” của người khác.


Hiện nay, tôi không dám đem giáo trình trong nước ra giảng dạy cho sinh viên vì tôi không tin tưởng được.

Tôi luôn khuyên giảng viên lấy thẳng giáo trình của nước ngoài, như vậy vừa tiếp cận được kiến thức hiện đại vừa tránh được việc tiếp cận kiến thức do “xào nấu” của nước ngoài.


Tôi đề nghị ngành giáo dục ĐH tổng rà soát lại tất cả các sách, giáo trình của các trường ĐH, CĐ.

Những ai lâu nay “nhúng chàm” thì cần phải chấn chỉnh lại. Sách, giáo trình nào không đạt yêu cầu, vi phạm bản quyền thì phải xử lý. Nếu không thì chúng ta cứ mãi mập mờ tranh tối tranh sáng, làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.


Nếu chúng ta chưa đủ năng lực viết sách, giáo trình thì nên dịch lại của nước ngoài. Những giáo trình căn bản mang tính toàn cầu thì chúng ta nên đề nghị mua bản quyền về dịch.

Các giảng viên cũng nên được khuyến khích lấy giáo trình nước ngoài dịch ra giảng dạy trực tiếp cho sinh viên hoặc giới thiệu cho sinh viên tiếp xúc với giáo trình nước ngoài.


Đối với sinh viên, trong chương trình giảng dạy cần có một phần nội dung giáo dục việc xâm phạm bản quyền tác giả là hành vi  vi phạm đạo đức. Từ đó, sinh viên sẽ ý thức và chấp hành nghiêm túc vấn đề bản quyền.

Hoàng Kim ghi

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo