xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Loay hoay chống ngập

NHƯ PHÚ

Phải chăng chống ngập ở TPHCM không bao giờ đạt hiệu quả triệt để, chỉ nên đặt vấn đề giảm ảnh hưởng của ngập và tìm cách thích ứng?

TPHCM đang bước vào mùa mưa. Theo Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước TPHCM, hiện toàn TP có khoảng 163 điểm thường xuyên bị ngập nước kéo dài khắp 24 quận, huyện.

Trong năm 2010, TP cố gắng xóa 40% số điểm ngập nước, tiến tới sẽ cơ bản xóa 100% điểm ngập vào năm 2010. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cho rằng giấc mơ thoát khỏi “vòng tay thủy thần” sẽ khó trở thành sự thật dẫu có đổ bao nhiêu tiền vào các công trình chống ngập.


Càng đầu tư càng ngập !


Với hàng chục tỉ đồng từ nay đến năm 2020, nhiều dự án đã được đầu tư để hạn chế tình trạng ngập úng, trong đó có 4 dự án lớn: Dự án vệ sinh môi trường TP, dự án kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, dự án cải thiện môi trường TP và dự án cải tạo rạch Hàng Bàng.

Ngoài ra, hàng loạt công trình thoát nước khác cũng đã và đang được triển khai. Tuy nhiên, theo TS Lê Vinh Danh, Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng TPHCM, hiệu quả thực sự của những dự  án trên đến nay vẫn chưa thỏa mãn kỳ vọng của TP.


Đặc biệt năm 2009, Bộ NN-PTNT cũng đã lập một dự án chống ngập cho TP với kinh phí lên đến gần 12.000 tỉ đồng nhưng dự án này, theo các nhà khoa học nhận định là không khả thi vì nó chưa đề ra một cách đầy đủ các giải pháp chống ngập từ cả ba nguyên nhân chính gây ra là mưa, lũ và triều cường.


img
Đường Nguyễn Thị Nhỏ, quận 5 - TPHCM thường xuyên ngập do mưa. Ảnh: TẤN THẠNH


Nhìn xuyên suốt lịch sử “chống thủy thần” của TP, KS Vũ Đức Thắng, Hội Tư vấn Khoa học công nghệ và Quản lý TP, đúc rút nghịch cảnh: Càng đầu tư chống ngập nhiều thì lại càng ngập nặng!

KS Thắng dẫn chứng: Từ cuối thế kỷ 20, lúc đó trên địa bàn TP mới có khoảng 8-36 điểm ngập thì đã có nhiều cuộc họp hứa hẹn quyết tâm “Sài Gòn-  “Cô tiên năm 2000”  không thể bị ngập nước, ướt chân, lấm dép...” nhưng đến năm 2001, đã tăng tới 100 điểm ngập.

Từ đó tiền rót vào các công trình tăng thêm nhưng đến năm 2001 chỉ xóa được 10 điểm ngập và phát sinh 24 điểm ngập mới.


Thích ứng hơn là... chống !


Theo PGS-TS Nguyễn Hữu Lân, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, ngập nước là câu chuyện đương nhiên ở lãnh thổ gần biển và đối với các khu đô thị hóa. Gần đây, người ta hay nói đến việc chống ngập và đưa ra những dự án lớn - nhỏ để chống ngập.

Tuy nhiên, nếu xem xét vấn đề một cách toàn diện hơn thì thấy rằng chống ngập không bao giờ đạt được hiệu quả triệt để. Chỉ nên đặt vấn đề giảm ảnh hưởng của ngập và tìm cách thích ứng với tình trạng ngập nước.
 
Giấc mơ đưa TP khỏi “vòng tay thủy thần”, theo PGS-TS Nguyễn Hữu Lân sẽ càng trở nên xa vời nếu chúng ta nhìn vào kịch bản biến đổi khí hậu do Bộ Tài nguyên-Môi trường xây dựng. Theo kịch bản này, vào giữa thế kỷ 21, do lượng mưa tăng, mực nước biển có thể tăng thêm khoảng 30 cm và đến cuối thế kỷ này là 75 cm, lúc này TP sẽ có 204 km² bị ngập (chiếm 10% diện tích TP).

Vì vậy, theo PGS-TS Lân, phải sử dụng cả giải pháp cứng và giải pháp mềm. “Giải pháp cứng là xây đê kè dọc bờ sông nhưng không phải là xây đê bao bọc kín toàn TP. Giải pháp mềm bao gồm quản lý và phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ, tái trồng rừng đầu nguồn, thực hiện chiến lược quản lý dòng chảy trên toàn lưu vực...”- PGS-TS Lân diễn giải.


“Sống chung với ngập” khác hoàn toàn với hành động “tự nhấn chìm” mình.  PGS-TS Lê Phu, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, chỉ ra trong khi hệ thống kênh rạch tiêu thoát nước, vùng trũng, ao hồ - nơi làm các hồ điều tiết nước tạm thời- bị người dân san lấp, lấn chiếm thì các nhà làm quy hoạch cho phát triển TP trên vùng đất thấp, chịu ảnh hưởng của triều, lũ.

GS-TSKH Lê Huy Bá, Viện Khoa học công nghệ và Quản lý môi trường (Trường ĐH Công nghiệp TPHCM), cũng đề xuất cấm tuyệt đối san lấp kênh rạch và vùng trũng. Đặc biệt hạn chế tối đa đô thị hóa, xây nhà cao tầng ở vùng Đông Nam TP, nếu cần, chỉ làm nhà vật liệu nhẹ, nhà sàn. Không nên đắp những con đường như đường Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Thị Thập như hiện nay.

Ngoài ra, ông còn đề xuất phải cộng tham số mức ngập cao nhất sau 15 năm nữa do nước biển dâng khi tính toán cốt nền.

Tính kế giảm ngập

Sáng nay, 26-5, Trường Đại học Tôn Đức Thắng kết hợp với Hội Tư vấn Khoa học công nghệ và Quản lý TPHCM tổ chức hội thảo “Bàn về giải pháp chống ngập trên địa bàn TPHCM”.


TS Lê Vinh Danh, Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng, cho biết hội thảo lần này hướng đến mục tiêu có những đúc kết và giải pháp hiệu quả, nhất là có tính khả thi cao để chuyển giao cho những nhà làm chính sách, các nhà quản lý đô thị tại TP.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo