xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sống bên miệng hà bá!

Phùng Kha

Cứ đến mùa mưa lũ, người dân sống ven đê, kè sông Hồng lại thấp thỏm lo âu. Vụ sạt lở kè sông Hồng vào đầu tuần này ở Hà Nội là hồi chuông báo động trước tình trạng vi phạm, lấn chiếm đê điều từ lâu chưa xử lý được

Theo ông Đỗ Đức Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội, vụ sạt lở nghiêm trọng ở kè sông Hồng đoạn qua thôn Hồng Hậu, phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây hôm 18-10 là chưa từng xảy ra ở Hà Nội. “Nguyên nhân sạt lở được xác định là do người dân vi phạm hành lang đê điều, chất tải quá nhiều trên kè sông Hồng” – ông Thịnh nhận xét.

 
Thoát chết trong gang tấc
 
Vụ sạt lở kè sông Hồng khiến toàn bộ khu bãi thượng lưu dài hơn 200 m tại thôn Hồng Hậu sụt lún nghiêm trọng, cuốn trôi 3 nhà xưởng khai thác cát của 3 hộ dân.
 
Trong đó, hộ ông Nguyễn Văn Ngọc bị thiệt hại nặng nhất. “Lúc đó khoảng 5 giờ, tôi đang nằm ngủ, đột nhiên nghe tiếng răng rắc ở nhà bên cạnh. Đến khi một bức tường nhà đổ sập xuống thì tôi mới hốt hoảng tìm đường tháo chạy” - ông Ngọc nhớ lại. Cửa ra vào bị sập, ông Ngọc phải tìm cách dỡ mái nhà chui ra ngoài. Xe máy, tivi, tủ lạnh, máy bơm cát, băng chuyền... đều bị cuốn lẫn vào dòng đất cát xuống sông.
 
Cạnh nhà ông Nguyễn Văn Ngọc, nhà của ông Khuất Quang Ngọc cũng bị hư hỏng nặng. Nền nhà bị xé rách bươm, sắp đổ sụp xuống chiếc hố sâu hoắm hàng chục mét. “Vụ sụt lún diễn ra chậm nên 6 công nhân đang ngủ trong nhà có thời gian bỏ chạy ra ngoài. Nếu sạt lở nhanh và mạnh hơn, chắc họ đều đã bị vùi dưới lớp đất cát xuống sông Hồng rồi” - ông Ngọc lo lắng.
 
 
img
Hiện trường vụ sạt lở kè sông Hồng ở phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây - Hà Nội. Ảnh: Tùng Quang


Thiệt hại không nhỏ là gia đình bà Lê Thị Hồng Vân. Sáu băng chuyền, máy phát điện, tivi và toàn bộ bãi cát rộng hơn 3.500 m2 của gia đình bà đã bị sạt lở theo dòng nước.
 

Hàng ngàn vụ lấn chiếm đê,kè sông Hồng

Theo ông Đỗ Đức Thịnh, cơ quan chức năng đã có kế hoạch gia cố, xây dựng hệ thống kè và hành lang bảo vệ ở những khu vực có nguy cơ sụt lún, sạt lở ven sông Hồng  nhằm bảo đảm an toàn cho người dân khi mưa lũ về. Tuy nhiên, thống kê của Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội cho thấy tình trạng vi phạm, lấn chiếm đê, kè sông Hồng trên địa bàn TP dù được báo động từ lâu nhưng vẫn chưa được giải quyết triệt để. Trên 20 tuyến đê với chiều dài gần 470 km của Hà Nội đang tồn tại hàng ngàn trường hợp vi phạm Pháp lệnh Đê điều, chủ yếu là xây dựng nhà cửa kiên cố, cải tạo nhà trong khu vực bãi sông, đào đất, xẻ đê, xây dựng quán xá...

“Nếu không chế tài thật mạnh những hành vi vi phạm hành lang đê điều thì rất khó ngăn chặn các vụ sạt lở tương tự ở thị xã Sơn Tây” - ông Thịnh nhìn nhận

Lãnh đạo UBND thị xã Sơn Tây cho biết nguyên nhân vụ sạt lở đất được xác định là do các hộ gia đình tự ý kinh doanh cát sỏi và chất quá tải lên khu vực đỉnh kè Hữu Hồng; dòng chảy mạnh xuất hiện sát khu vực này đã gây nên sạt lở, trôi mất chân kè. Hiện toàn bộ khu vực đã được khoanh vùng và cấm người dân vào, đồng thời dùng máy móc tìm kiếm, di chuyển tài sản của người dân ra bên ngoài.
 
Chực chờ lao xuống sông
 
Từ năm 2007 đến nay, người dân sống sát bờ sông Hồng thuộc địa bàn hai phường Ngọc Thụy và Ngọc Lâm, quận Long Biên - Hà Nội luôn sống trong tâm trạng thấp thỏm, lo âu mỗi khi mùa mưa bão về.
 
Sông Hồng đã “ăn” vào bờ hàng chục mét đất của các hộ gia đình. Hàng trăm lá thư đã được gửi tới các cơ quan chức năng kêu cứu, cảnh báo nhưng dường như việc xây dựng ngay một hệ thống kè chắn vẫn chưa được chú ý.
 
Đầu mùa mưa lũ năm nay, tại tổ 27, phường Ngọc Lâm lại tái diễn cảnh sạt lở khiến nhiều ngôi nhà bị nứt nẻ, tường bị xé nát, nghiêng ngả và chực chờ lao xuống sông Hồng.
 
Đến lúc này,  những hộ dân trong vùng nguy hiểm mới được cấp một phần đất tái định cư ở phường Thạch Bàn, quận Long Biên. Một hệ thống kè sông Hồng nhằm chống sạt lở cũng được gấp rút thi công.
 
Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, dù đã có kè chắn nhưng khoảng cách từ khu vực bờ kè tới nơi người dân sinh sống vẫn rất gần. Ông Vũ Văn Thanh, một người dân cư ngụ tại tổ 2, phường Ngọc Thụy, cho biết vài năm qua, hàng chục mét đất nhà ông đã bị sạt lở xuống sông Hồng. “Giờ đã có bờ kè nên không lo sạt lở chứ mấy năm trước, cứ đến mùa mưa lũ là chúng tôi lại run sợ” - ông Thanh nói.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo