xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

DN vận tải than khó

Thế Kha

Bộ GTVT cho rằng quy định của ngành là đúng và hợp lý song doanh nghiệp lại than phiền các quy định này gây phiền hà, rắc rối

Thời gian qua, hàng loạt quy định của ngành GTVT đã gặp phản ứng từ phía doanh nghiệp (DN) vận tải. Thực hiện vai trò cầu nối, hôm qua, 26-11, Phòng Thương mại - Công nghiệp VN đã tổ chức hội nghị đối thoại giữa Bộ GTVT và Hiệp hội DN vận tải để làm rõ những khúc mắc và tìm hướng giải quyết.

 
Một hành vi, xử phạt 3 lần
 
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN, cho biết hiệp hội đã gửi tới Bộ GTVT bản kiến nghị 26 điểm cần sửa chữa trong các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính, tải trọng cầu đường, tạm giữ giấy phép lái xe (GPLX), GPLX hạng FC, bắt buộc các hãng taxi phải sơn một màu thống nhất...
 
Theo ông Hùng, việc người điều khiển phương tiện vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt (ngoài tiền) tước quyền sử dụng GPLX và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ 60 ngày phải học, kiểm tra lại Luật Giao thông Đường bộ trước khi nhận lại 2 loại giấy tờ này theo Nghị định 34 của Chính phủ là bất hợp lý và trái Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính. Ông Hùng lý giải theo pháp lệnh này, mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử phạt một lần nhưng áp dụng Nghị định 34 lại đến 3 lần.
 
 
img
Chuyện xử phạt bất nhất về tải trọng cầu, đường là nỗi lo lớn nhất của các tài xế xe tải. Ảnh: HỒNG THÚY


Ông Nguyễn Văn Thuấn, Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông - Bộ GTVT, cho biết đã có nhiều ý kiến khác nhau khi xây dựng quy định nêu trên. Tuy nhiên, Nghị quyết 32 và Nghị định 146 của Chính phủ đều quy định về việc bắt buộc phải học lại luật. Đến khi xây dựng Nghị định 34 thay thế Nghị định 146, các thành viên ban soạn thảo đã thống nhất nâng mức bắt buộc học lại luật từ 30 lên 60 ngày để phù hợp hơn cho công tác quản lý...
 
Thoát trạm cân, qua cầu bị phạt
 
Đại diện các DN vận tải phía Nam, ông Lương Hoàng Trung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TPHCM, cho biết vấn đề khiến cánh tài xế đau đầu là chuyện xử phạt về trọng tải cầu, đường bất nhất. Quy định đối với tổ hợp xe đầu kéo sơmi rơmoóc có số trục bằng 5 hoặc lớn hơn, tổng trọng tải không quá 40 tấn là không phù hợp.
 
Theo thống kê của hiệp hội, khoảng 80% xe container buộc phải vi phạm về tải trọng cầu, chấp nhận xử phạt nặng hoặc nằm chờ phá sản. “Nhiều xe qua trạm cân thì không sao nhưng qua cầu lại bị CSGT tuýt còi xử phạt vì quá tải trọng.
 
Nếu Bộ GTVT và Bộ Công an không ngồi lại với nhau và có văn bản thống nhất về xử phạt thì ngành vận tải chúng tôi còn khốn đốn dài dài” - ông Trung bày tỏ. Ngoài ra, ông Trung còn thắc mắc: “Tại sao tàu hỏa kéo cả chục container chạy vèo vèo qua cầu thì không sao nhưng xe container chạy qua là bị xử phạt?”.
 

Kiểu gì cũng bị phạt!

Ông Lương Hoàng Trung phản ánh hiện tượng bất nhất khi đường cắm biển báo tải trọng trục trong khi phần lớn cây cầu lại cắm biển báo tải trọng cầu. Trong khi đó, cầu có tải trọng ghi trên biển báo quá thấp so với trọng tải của xe. Nhiều cây cầu nằm trên tuyến đường huyết mạch đi vào cảng Cát Lái (cầu Suối Cái 20 tấn, cầu Sài Gòn 25 tấn) luôn đặt nhà xe vào thế “luôn luôn vi phạm”. Chưa kể, nhiều cây cầu ngắn hơn cả xe nhưng xe đi qua vẫn bị xử phạt do quá tải.

“Trên 80% phương tiện chuyên dụng chở hàng hóa bằng container luôn có tổng trọng lượng trên 25 tấn nên hiện đã có hàng ngàn trường hợp bị CSGT, thanh tra giao thông xử phạt về lỗi quá tải trọng cầu” - ông Trung cho biết.

Ông Nguyễn Văn Hồng, Vụ phó Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông, cho biết Thông tư 07 của Bộ GTVT được xây dựng dựa trên cơ sở của Hiệp hội Cầu đường Thế giới và hiện chỉ có vài nước như Cộng hòa Czech, Hà Lan quy định trọng tải xe container trên 40 tấn.
 
Việc quy định trọng tải như vậy nhằm bảo vệ cầu đường không bị hư hỏng trước lượng xe tải trọng lớn ngày càng nhiều. Theo ông Hồng, trước thắc mắc của DN, Bộ GTVT sẽ nghiên cứu và có thể nâng trọng tải cho phù hợp.
 
Không được đón khách dọc đường
 
Một trong những nội dung gây tranh cãi nhiều nhất trong thời gian qua, theo nhận định của ông Trần Ngọc Thành, Vụ trưởng Vụ Vận tải - Bộ GTVT, là quy định xe khách chỉ được đón - trả khách tại đầu và cuối bến trong Thông tư 14 của Bộ GTVT.
 
Ông Thành cho biết đây là nội dung mà cả Tổng cục Đường bộ VN và Hiệp hội Vận tải ô tô VN từng kiến nghị bãi bỏ nhưng để tiến tới văn minh vận tải, quy định này phải được thực hiện.
 
“Theo thống kê, trong tổng số vụ tai nạn giao thông thì xe khách chiếm tới 22%. Họ cứ tạt qua, rẽ lại vô tư để đón khách dọc đường rồi chạy đua nhau. Nhiều người nói đến quyền lợi của DN nhưng cũng phải chú ý đến lợi ích của người dân và quản lý Nhà nước trong lĩnh vực GTVT” - ông Thành lý giải.
 
Ông Thành cũng đề cập về quy định taxi phải đăng ký một màu sơn thống nhất tại Thông tư 14 đang gây ra nhiều cách hiểu khác nhau. Nghị định 91 về kinh doanh vận tải quy định màu sơn thống nhất nhưng đến Thông tư 14 lại hướng dẫn các DN chỉ cần thống nhất màu đặc trưng.
 
Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng điều này gây khó khăn cho các địa phương thực hiện và chỉ cần quy định “taxi phải có logo hoặc màu sơn đặc trưng”.

Kết thúc hội nghị, hàng loạt vấn đề nóng bỏng vẫn chưa đi tới đâu khi các bên chưa tìm được tiếng nói chung.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo