xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nghe "Teen" than chuyện học hành: Cần được quan tâm, chia sẻ

GIA LINH - ĐỒNG DAO

Nếu được quan tâm, các em có thể sẻ chia tâm sự cho cha mẹ, thầy cô hiểu các em đang nghĩ gì, muốn gì trong cuộc sống và trong chuyện học hành

Ngay sau khi phát hành Thế giới @ và đăng tải trên nld.com.vn, ictworld.com, diễn đàn Nghe “teen” than chuyện học hành đã thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Không chỉ các bạn học sinh tiếp tục bày tỏ ý kiến, chia sẻ quan điểm, mà các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo... cũng đã góp thêm nhiều kiến giải cho vấn đề.

img

Học đến mệt nhoài
 
Góp ý trên nld.com.vn, bạn đọc hana yuki bày tỏ: “Đúng là kiểm tra nhiều là sẽ quen tay (nhất là mấy môn tự nhiên), quen dạng, sẽ vững tinh thần khi đi thi cử. Nhưng thử nghĩ mà xem, tại sao ta không giảm tải những môn ít quan trọng như giáo dục công dân, công nghệ... mà bồi dưỡng vào những bộ môn thi đại học ở cấp 3? Những giờ thực hành, thể dục, những giờ vui chơi, giải trí thì quá ít. Chưa kể còn phải đi học thêm vì chương trình quá nặng. Hay có những thầy cô kiến thức rất rộng, nhưng giảng bài thì không hấp dẫn, không thu hút được sự chú ý. Điểm số thì nặng nề, nhất là tư tưởng phụ huynh đi học là phải học sinh giỏi, dù không biết năng lực con em mình như thế nào, có phù hợp không. Xin hãy nghĩ lại. Vì một học sinh bây giờ đi học cả ngày, sau khi tan học, ăn vội ăn vàng để học thêm tiếp. Về nhà đã là 21 giờ tối, có khi hơn. Về nhà là ôm tập vở mà học; thời gian ngủ còn không đủ, có muốn giúp đỡ gia đình hay tâm sự với cha mẹ cũng không được”.
 
Trên diễn đàn 4teenvt.com, thành viên có nickname Sevenshopvt nhìn nhận: “Đúng là bây giờ các bạn phải học nhiều thật. Nào là học ở trường, học thêm rồi học nhóm, ngoại khóa... Lúc trước thì học chính khóa buổi sáng, buổi chiều là học phụ đạo và chỉ dành cho lớp 12. Chương trình học cũng nhẹ và ít hơn bây giờ. Nhìn vào SGK của các bạn mà “bỗng dưng muốn choáng”, toàn kiến thức cao siêu, không hiểu gì luôn (chắc tại tôi học dốt)”. Nickname w0nl@zY  than thở: “Em vẫn không thích cách giáo dục bấy giờ, đâu cần phải kiểm tra học kỳ mà ngồi niệm ba quyển sách sinh sử địa từ đầu năm tới giờ. Nghĩ tới chuyện phải thi tập trung trong 4 ngày mà phát nản... Nhưng than thì có ai nghe, liệu Bộ Giáo dục và Đào tạo có hiểu và thông cảm cho học sinh bây giờ không? Em chỉ bức xúc vậy thôi, chứ những thầy cô đang dạy em đều rất thân thiện và dạy rất hay”.
 
Nỗi lo về “tiến sĩ giấy” 
 
Trong khi tuổi “teen” có nhiều ý kiến bày tỏ khác nhau, những người lớn đã nghĩ gì? Gửi ý kiến đến nld.com.vn, bạn đọc Dương Văn Ngọc nhìn nhận: “Theo tôi, cái cốt lõi vẫn là cấu trúc chương trình giảng dạy, nội dung sách giáo khoa cho từng cấp học còn nhiều vấn đề cần phải chỉnh sửa, thay đổi triệt để cho phù hợp chứ không thể cứ giảm tải bằng cách “chỉnh lý kiến thức kỹ năng” như hiện nay. Bởi đó chỉ là biện pháp “xoa ngoài da” chưa thể trị tận gốc... Có chương trình phù hợp theo lứa tuổi, nội dung sát với từng cấp học và thời lượng tiết học thì các em học sẽ nhẹ nhàng hơn khi tiếp thu bài, giáo viên (GV) không còn phải dạy thêm khi mà cái cần học các em đã tiếp thu được ngay trong tiết học ở trường”. Bạn đọc Nhuận băn khoăn: “Đúng là nền giáo dục nước mình còn nhiều khó khăn. Học lý thuyết quá nhiều trong khi áp dụng chẳng bao nhiêu. Chưa kịp hiểu rõ một môn mà đã bị mấy môn kia tạo áp lực. Cứ đà này thì nước ta chỉ còn tiến sĩ giấy thôi”.
 
Bạn đọc Quốc Hòa thẳng thắn đánh giá hiện trạng: “Có những em tôi không hiểu vào lớp để làm gì. Môn học nào cũng nói chán. Vô học thì chỉ tán gẫu, hễ bị GV nhắc thì nói GV sao mà khó. Thường những em than phiền chương trình nặng thì không bao giờ làm bài. Cứ bảo chương trình nặng mà các em HS lại không biết là so với chương trình chưa đổi thì nhẹ hơn rất nhiều”. Bạn đọc Trần Dung đặt thẳng vấn đề với ngành giáo dục: “Mấy năm trở lại đây dù Bộ GD-ĐT cấm dạy thêm, học thêm, nhưng xuất hiện hình thức khác tại nhà trường là: học phụ đạo, mỗi học sinh bắt buộc phải phụ đạo đến 5 môn: Toán, lý, hóa, ngoại ngữ, ngữ văn. Hình thức này là gì, có phải là biến tướng của học thêm không, xin các nhà quản lý giáo dục trả lời giùm”.

img

Cô Nguyễn Thúy Hoa, giáo viên tại một quận nội thành TPHCM:
Thể hiện thông điệp yêu thương, tận tâm với học trò
 
Đọc những đoạn một số em nói về GV, tôi cũng chạnh lòng. Đúng là trong thực tế, có một số thầy, cô còn có lúc hành xử nóng nảy, nặng lời và thậm chí “làm khó” học sinh. Từ những chuyện xảy ra trong lớp học qua cách ứng xử của những GV đó, các em thêm buồn, nản, thành kiến với GV đó ngày càng đầy lên, bực bội và cả hậm hực nhiều thêm. Nhưng không khó để nhận ra đa số những em viết lên những lời đó còn có cách sinh hoạt không tuân thủ kỷ luật nhà trường, học tập chểnh mảng. Thay vì quan tâm, động viên, tìm cách giúp đỡ các em tiến bộ, GV đã có cử chỉ, hành vi, lời nói có phần nặng nề, quá đáng với các em, từ đó quan hệ thầy - trò xấu đi một cách đáng tiếc. Mong sao khi đọc những lời tâm sự của các em, bên cạnh những lời khen, sự ghi ơn, những lời trách móc, giận hờn của các em cũng sẽ làm thầy cô giáo nhìn lại mình trong quan hệ với học sinh. Nếu GV luôn thể hiện thông điệp yêu thương học sinh, tận tâm nghề nghiệp, luôn gần gũi, quan tâm chia sẻ tâm tư tình cảm để hỗ trợ các em kịp thời khi các em gặp những tình huống khó xử lý, chắc chắn các em sẽ nhận ra để sửa đổi tiến bộ, không có cảm giác bị coi thường hay ức chế tâm lý nặng nề.
 
Ông Nguyễn Đình Di, quận Gò Vấp - TPHCM:
Người lớn phải nhìn lại mình
Quả thật khi đọc tiêu đề “Tôi ghét nền giáo dục VN” và nhiều ý kiến trên diễn đàn, tôi cũng đã sốc vì thấy các em nói những điều rất thẳng, rất thật, những tâm tư, ước muốn của các em. Chỉ có trên những sân chơi như vậy, các em mới nói thẳng ý nghĩ của mình, có thể chưa đúng, có thể nhảm nhí hoặc hời hợt, nhưng đó là điều người lớn chúng ta phải nhìn lại mình. Đôi khi phụ huynh chúng ta quen nghĩ các em còn nhỏ dại và áp đặt tư duy, thậm chí ít quan tâm đến chuyện học hành của con em hoặc nếu có thì chỉ quan tâm đến điểm số, kết quả và cho con đi học thêm suốt cả ngày. Trong mọi việc, nếu chỉ làm với sự khiên cưỡng sẽ khó có kết quả tốt, chuyện học càng là điển hình. Càng cố nhồi nhét trong khi các em không còn ham học hoặc bị hổng kiến thức thì càng làm các em thêm mệt mỏi và không tiếp thu nổi, chuyện học ngày càng thua sút. Mong sao ngành giáo dục cải cách hiệu quả hơn để học sinh không phải ôm đồm chương trình học quá nặng nề trong suốt 12 năm học mà lại được trang bị những kiến thức cần thiết và bổ ích để sau này vào đời nhẹ nhõm hơn. 
 
Bà Huỳnh Thanh Thủy, Biên Hòa - Đồng Nai:
Cha mẹ cũng như những người bạn lớn
 
Đọc những lời trao đổi của các em, tôi càng nhận rõ, đây là những phản ánh từ thực tế xã hội. Thời nào cũng có những học sinh cá biệt, ham chơi hơn ham học, và ngược lại, cũng có những học sinh chẳng biết gì hơn ngoài môi trường học đường và sách vở. Xã hội hôm nay có sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, của bùng nổ thông tin, phương tiện giao tiếp, thể hiện của các em nhiều hơn, song cũng riêng tư hơn, nhất là thế giới mạng. Đôi khi cha mẹ không thể hiểu con mình đang nghĩ gì, làm gì khi chúng lớn lên mỗi ngày và có thế giới riêng. Nếu biết quan tâm, các em có thể sẻ chia tâm sự cho cha mẹ hiểu chúng đang nghĩ gì, muốn gì trong cuộc sống và trong chuyện học hành. Khi thiếu vắng sự quan tâm, các em sẽ rút vào thế giới riêng đó, thậm chí sa đà vào thế giới ảo mà xao lãng chuyện học hành. Cha mẹ cũng như những người bạn lớn, luôn quan tâm và chia sẻ; phải biết xác định những thứ tự ưu tiên với tuổi đời của mình. Lúc này là lúc dồn sức cho việc học, đừng sa đà vào những chuyện chưa cần thiết hoặc vô bổ. Cha mẹ phải biết sức học của con để động viên con cố gắng và giúp con tìm đúng lối vào đời, không nhất thiết phải là cánh cửa vào đại học hay đi du học rồi trở về với cái đầu rỗng tuếch.
Tri thức để vào đời
 
Chia sẻ góc nhìn với lứa tuổi teen, song hầu như những người đã rời ghế nhà trường đã có cái nhìn khác về chuyện học hôm nay. Lý giải chuyện “teen” than thở chuyện học hành, trên diễn đàn Mobileworld.com, thành viên Pinetrees cho rằng: “Chuyện này có thể do cuộc sống hiện tại tạo ra mà thôi, quá nhiều các tiện ích tiện nghi, quá nhiều thứ để teen mê mẩn đến quên cả học hành. Vì thế vấn đề cần thiết là làm sao để các em hiểu giá trị đích thực của việc học và tri thức sẽ ảnh hưởng thế nào cho tương lai chúng ta sau này. Mong rằng các em sẽ có được cái nhìn đúng đắn về việc học hơn”.
 
Nickname Sevenshopvt tâm sự: “Môn học nào cũng quan trọng hết, ngay cả những môn phụ được xem là thừa như: thể dục, giáo dục công dân (GDCD), kỹ thuật... Đó có thể là những môn thừa đối với nhiều bạn nhưng khi các bạn bước ra xã hội những bài học từ những môn đó đôi khi trở nên rất cần thiết, đặc biệt là môn GDCD”.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo