xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tìm khách cho xe buýt

Quý Lâm

Sau gần 10 năm khắc phục, hệ thống xe buýt TPHCM đã được cải thiện. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hiện nay là hình ảnh xe buýt đang xấu đi trong mắt hành khách...

“Làm thế nào để vận tải hành khách công cộng trở thành phương tiện đi lại chính của người dân TPHCM?”. Câu hỏi này tiếp tục được đặt ra tại hội thảo tổ chức ngày 28-4, bởi việc vận động người dân tham gia đi xe buýt để tiết kiệm nhiên liệu, giảm ùn tắc giao thông đang là vấn đề thời sự khi chủ tịch UBND TPHCM vừa ban hành chỉ thị về vấn đề này.

Bỏ trống 700 triệu chỗ ngồi mỗi năm

Hiện vấn đề giảm phương tiện cá nhân, tăng tỉ lệ người dùng phương tiện giao thông công cộng đang là bài toán khó đối với ngành GTVT trong bối cảnh ùn tắc giao thông đã trở thành nỗi ám ảnh người dân TP. Nhiều giải pháp đưa ra để cải thiện bộ mặt giao thông đô thị, song để đạt được phải cần rất nhiều thời gian, tiền bạc và sự nỗ lực của các cấp, ngành.

Trên 30% dân số các nước trong khu vực sử dụng phương tiện vận chuyển công cộng, còn tại Việt Nam con số này chỉ mới từ 4-7%.

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Nguyên, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế miền Nam, cho rằng để hoạch định chính sách cho thật phù hợp, cần phải trả lời câu hỏi: Việc người dân chủ yếu sử dụng xe máy để đi lại là do thói quen hay vì lợi ích kinh tế của họ.
“Nhìn vào góc độ di chuyển cơ học của con người, rõ ràng là có nghịch lý: Xe buýt rất nhiều và rất rộng chỗ nhưng rất ít khách, trong khi xe máy cá nhân chen chúc nhau trên khắp các nẻo đường.
Nhưng nhìn dưới góc độ mục đích và lợi ích sẽ thấy cái lý của người dân khi họ lựa chọn phương tiện giao thông”- ông Nguyên nói. Bởi theo ông Nguyên, mặc dù xe buýt đang được bao cấp và giá vé khá rẻ nhưng so với việc đi xe máy vẫn thuận tiện hơn nhiều.
Một nghiên cứu xã hội học cho thấy giả sử không có xe máy thì lượng người chọn các phương tiện như xe đạp hoặc các phương tiện khác vẫn vượt trội so với xe buýt (58% so với 45,8%). Điều này cho thấy việc người dân chọn phương tiện cá nhân là vì lợi ích. Thói quen có thể thay đổi nhưng lợi ích thì khó từ bỏ.
img
Ngành GTVT TPHCM đang tập trung cải thiện chất lượng, hình ảnh xe buýt
để thu hút hành khách.
Ảnh: TẤN THẠNH
Còn theo nhiều đại biểu khác, sự “chật vật” của ngành xe buýt hiện nay nằm ở chỗ người ta chỉ tính đến sức chở của phương tiện và thói quen của người dân mà không tính đến yếu tố quan trọng nhất là mục đích và lợi ích của người tham gia giao thông. Điều đó phần nào lý giải vì sao lượng xe buýt được đầu tư tăng dần nhưng mỗi năm loại phương tiện này cũng bỏ trống khoảng 700 triệu chỗ ngồi.
Để xe buýt không bị bỏ trống chỗ ngồi và đường bớt kẹt, biện pháp thu phí cao đối với chủ sở hữu xe máy, xe hơi trong nội thành đã từng được TPHCM đề xuất nhưng nó không chứng minh được tính khả thi.
“Trong điều kiện hiện tại, không ai dám chắc người dân từ bỏ các phương tiện này chỉ vì phải đóng phí. Ngược lại, họ có thể chạy xe ra đường nhiều hơn để tận dụng “quyền được chạy xe” vì dù sao cũng đã đóng tiền rồi!’- ông Nguyên nêu ý kiến.

Còn nhiều điều phải làm

Theo ông Lê Hải Phong, Giám đốc Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM, để người dân ủng hộ xe buýt, còn nhiều vấn đề phải giải quyết.
Theo quy hoạch, diện tích các bến kỹ thuật chuyên dụng cho xe buýt và các đầu mối trung chuyển hành khách vào khoảng 80 ha, song hiện cả TP chỉ có hơn 18 ha cho cả hai mục đích này.
Trong khi đó, nhà ga xe buýt theo tiêu chí văn minh, hiện đại và tiện ích tại TP vẫn chưa được cải thiện nhiều và việc xây dựng vẫn đang dừng ở khâu… đề xuất.
Bên cạnh đó, trong hệ thống hơn 4.000 điểm dừng xe, chỉ có 10% là có nhà chờ, còn lại khách phải đón đợi xe ở những ô kẻ vạch sơn và trụ dừng trong tình trạng dầm mưa dãi nắng. Tệ hơn, nhiều nhà chờ bị xâm hại, chiếm dụng và rất mất vệ sinh.
Chiến lược cải tạo, phục dựng hệ thống xe buýt TPHCM đến nay đã ngót nghét gần 10 năm. Sự thay đổi là đáng ghi nhận nhưng nếu đem so với tốc độ gia tăng về dân số và sự phát triển kinh tế-xã hội thì hiện trạng dịch vụ xe buýt đã tụt hậu quá xa.
Đến nay, đoàn xe khoảng 3.000 chiếc đã xuống cấp, làm xấu hình ảnh của xe buýt và giảm chất lượng dịch vụ. 2.000 tỉ đồng là khoản tiền để đầu tư cho 1.680 xe mới mà Sở GTVT đang nóng lòng chờ thông qua để kịp đổi mới phương tiện ngay trong năm 2011 này.
Cũng theo ông Lê Hải Phong, dịch vụ xe buýt còn có những cái xấu phát sinh từ đội ngũ nhân viên, lái xe. Trong năm 2010, đã có hàng ngàn ý kiến phản ánh của khách hàng về văn hóa ứng xử, tình trạng phân biệt đối xử, bỏ trạm, không cho khách xuống trạm…
Thạc sĩ Lê Thị Mỹ Hà, Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM, cũng cho rằng điều đáng lo ngại là xe buýt đang xấu đi trong mắt hành khách, không chỉ với hình ảnh bề ngoài (xả khói đen, móp méo, lạng lách…), thái độ ứng xử, chất lượng phục vụ của nhân viên… mà còn mang tiếng là thiếu an toàn.
“Đây là những vấn đề ngành GTVT cần tập trung giải quyết mới mong thu hút được hành khách nhiều hơn!”- bà Hà khẳng định.

Vấn đề sống còn!

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Nguyễn Thành Tài cho rằng để giao thông công cộng phát triển cần có giải pháp đồng bộ, không chỉ bao gồm đầu tư phương tiện, bến bãi, luồng tuyến mà còn là giá cả, thái độ phục vụ…
Phải biến nhận thức này thành quyết tâm chính trị của các cấp, các ngành trong toàn bộ hệ thống chính trị. Đây là thời điểm nếu không chuyển đổi mạnh mô hình đi lại của dân cư thì TPHCM sẽ rất hạn chế trong tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của một đô thị lớn mà vài năm nữa, có khả năng đạt tới 10 triệu dân.
Đây là vấn đề sống còn của phát triển đô thị nếu TP không quyết tâm làm tất cả mọi việc để chuyển đổi mô hình đi lại.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo