xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề thi phải rõ ràng

Nguyễn Thạnh Hưng (Q.1 - TPHCM)

Đề kiểm tra học kỳ II lớp 5 tại TPHCM đang có nhiều ý kiến trái ngược nhau khiến học sinh dễ hiểu nhầm đề

Kiểm tra học kỳ II ở lớp 5 rất quan trọng vì đó là điểm để xét tuyển học sinh vào lớp 6, điểm để căn cứ cho phép học sinh thi vào các trường chuyên. Tuy nhiên, đề kiểm tra hai môn tiếng Việt và toán lớp 5 năm học 2010-2011 của Sở GD-ĐT TPHCM gây một số tranh luận về tính chính xác, có thể dẫn đến việc học sinh có điểm thấp.
 
Đề kiểm tra môn tiếng Việt yêu cầu các em “Tả cảnh trường em sau buổi học”, làm nhiều em có thể hiểu đó là giờ ra chơi sau nửa buổi học, giờ tan trường buổi trưa, buổi chiều (với lớp bán trú); thậm chí có em học lớp bán trú tả cảnh tan học buổi trưa, chuẩn bị ăn trưa ở trường... Rõ ràng tính chính xác của đề kiểm tra có vấn đề. Tại sao không dùng “buổi tan trường” mà lại dùng “buổi học”?
 
Chính vì sự thiếu chính xác đó, Sở GD-ĐT công bố đáp án đề kiểm tra môn này. Theo đáp án: “Tùy theo điều kiện học tập ở mỗi nơi, mỗi trường ở các địa phương khác nhau...học sinh có thể chọn thời điểm để miêu tả: Sau buổi học (sáng hoặc chiều...)”. Về trường hợp các em làm lạc đề tả cảnh trường em trong giờ ra chơi, đáp án của Sở GD-ĐT hướng dẫn: “Trường hợp học sinh hiểu nhầm sau nửa buổi học được ra chơi nên tả cảnh giờ chơi, giám khảo cần trao đổi với hội đồng để có đánh giá chính xác về năng lực viết văn miêu tả của học sinh”.
 
Đáp án này của Sở GD-ĐT cũng gây nhiều tranh cãi, vì khái niệm “sau buổi học” khác “giờ ra chơi”; trong trường hợp các em tả giờ ra chơi rõ ràng là lạc đề, sao lại “trao đổi với hội đồng để có đánh giá chính xác...”, và trong trường hợp ấy làm sao có thể chấm điểm tối đa?...
 
Đề toán cũng có tình trạng thiếu rõ ràng. Đề toán không khó về mặt toán học nhưng khó hiểu về ngữ nghĩa. Đề bài như sau: “Một bể cá có chiều dài 2 m, chiều rộng 1,2 m và chiều cao 1 m. Trong bể chứa nước có mực nước cao 0,6 m. Người ta bỏ vào bể một hòn đá thì mực nước dâng cao lên 75% thể tích bể. Tính thể tích hòn đá”.
 

Theo đề bài thì ta có thể hiểu như sau:

- Khi bỏ hòn đá vào bể thì mực nước dâng cao lên tới mức 75% thể tích bể.  

- Hoặc có thể hiểu, khi bỏ hòn đá vào bể thì mực nước dâng cao lên thêm được 75% thể tích bể. Cách này có vẻ ít phù hợp hơn vì nếu như thế thì sẽ không cần đến dữ kiện là chiều cao mực nước ban đầu trong bể.
 
Xét về cấu trúc câu thì có vẻ không ổn, “...mực nước dâng cao lên 75% thể tích...” – sử dụng khái niệm “chiều cao” thì không đủ để diễn đạt khái niệm “thể tích”. Mực nước dâng cao, nghĩa là chiều cao tăng thêm thì chưa đủ rõ để dẫn đến việc tăng thêm thể tích.
 
Còn diễn đạt “mực nước dâng cao lên 75%...” thì không rõ là lên tới hoặc lên thêm, và sẽ dẫn đến kết quả khác nhau như đã phân tích trên. Thực tế diễn ra tại một số phòng thi, sau khi đọc đề kiểm tra, một số học sinh không rõ và phải hỏi lại giáo viên coi thi. Một số được giải thích là “lên thêm”...
 

Một đề thi toán mà dùng những khái niệm thiếu rõ ràng, chính xác, có thể gây khó khăn cho học sinh. Đề văn cũng vậy, cần phải chính xác, rõ ràng, dễ hiểu mới có thể yêu cầu học sinh sáng tạo.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo