xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trả giá

MINH HÀ

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa chính thức đưa ra con số nợ xấu là 202.000 tỉ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ. Nếu tính tổng dư nợ của nền kinh tế hiện nay tương đương khoảng 130 tỉ USD thì con số nợ xấu tương đương khoảng 11 tỉ USD.

Trong số này, khoảng 5 tỉ USD sẽ “một đi không trở lại”, tương đương với 40% nợ xấu có nguy cơ mất vốn.

Những con số này đã khiến nhiều người giật mình. Nhưng điều đáng giật mình hơn là sự “nhảy múa” của những con số: Nợ xấu do Thanh tra NHNN công bố  tăng gần gấp đôi so với con số được các NH thương mại báo cáo...
Và hồi đầu tháng 6, nợ xấu được Thống đốc NHNN báo cáo trước Quốc hội là 10%. Thực tế, đến nay, vẫn nhiều người hồ nghi về con số nợ xấu cụ thể. Bởi đằng sau đó là một câu chuyện dài về quản lý, giám sát đối với hệ thống NH vốn là huyết mạch của nền kinh tế. Nói như một chuyên gia thì nợ xấu không chỉ xấu mà làm xấu cả nền kinh tế, làm méo mó các quan hệ và hoạt động của  doanh nghiệp...
Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, có đến 84% nợ xấu có tài sản bảo đảm. Giá trị tài sản bảo đảm cỡ bằng 135% giá trị nợ xấu. Một tỉ lệ khá cao, cộng với trích lập dự phòng rủi ro chiếm 57% nợ xấu, khiến người trong cuộc khẳng định “bớt lo lắng” về tỉ lệ nợ xấu. Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ thì không thể không lo: Trong các giải pháp để xử lý nợ xấu, có phương án xử lý các tài sản bảo đảm cho các khoản vay.
Nhưng với sự ngưng trệ của nền kinh tế, sự đóng băng của thị trường bất động sản và hàng loạt doanh nghiệp đang “chết lâm sàng”, thử hỏi tài sản bảo đảm bán cho ai? Cũng theo công bố, phần lớn nợ xấu là các khoản vay của doanh nghiệp Nhà nước. Và như vậy, cũng đồng nghĩa với việc “cha chung không ai khóc”, khó tìm ra địa chỉ trách nhiệm để xử lý hiệu quả các khoản nợ xấu!
Rõ ràng, nợ xấu là cái giá phải trả cho những khoản vay dễ dãi, những tín dụng chỉ định, những quy hoạch viển vông, đầu tư dàn trải dẫn đến những dự án dang dở... Đó cũng là cái giá phải trả cho tư duy tăng trưởng kinh tế chạy theo GDP, khiến cả nền kinh tế và doanh nghiệp đều trở thành “con tin” của NH bởi quá phụ thuộc vào vốn vay.
Thông tin trên một tạp chí chuyên ngành cho thấy tín dụng NH trên GDP của Việt Nam đã tăng gấp đôi, từ 62% năm 2005, lên đến 136% năm 2010. Bùng nổ tín dụng đã tạo nên nợ xấu. Và khi nợ xấu trở thành “cục máu đông” của nền kinh tế thì lại tìm cách tháo gỡ bằng các mệnh lệnh hành chính. Từ buông lỏng đến thắt chặt, tất cả tạo nên một vòng luẩn quẩn khiến doanh nghiệp không còn sức chống đỡ. Tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm nay chỉ đạt 0,76% so với cuối năm ngoái và các NH lại đua nhau mời chào DN vay vốn, bất kể các khoản nợ xấu vẫn đang còn là... nợ xấu!
Để giải quyết nợ xấu và những yếu tố làm phát sinh nợ xấu, cần sự cấu trúc lại cả nền kinh tế, doanh nghiệp và hệ thống NH.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo