xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gian thương

AN QUÝ

Điều nông dân ĐBSCL chờ đợi nhiều nhất lúc này có lẽ là mong thời gian trôi qua thật nhanh để ngày 20-2 đến sớm, bởi đây là thời điểm Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) bắt đầu triển khai thu mua lúa tạm trữ (1 triệu tấn quy gạo).

Mặc ruột gan nông dân như đang lửa đốt vì lúa đông xuân thu hoạch về chứa đầy bồ mà chưa bán được, VFA vẫn đủng đỉnh chờ đến ngày thu mua “theo kế hoạch”. Việc quan thì mới cần, việc dân chưa vội! Vẻ khệnh khạng ấy cho thấy sự quan liêu, kẻ cả của các doanh nghiệp thành viên VFA đối với những người trồng lúa - chủ thể lãnh ấn tiên phong bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, nuôi sống 90 triệu người dân Việt Nam, đem ngoại tệ về cho đất nước, cho cả những doanh nghiệp xuất khẩu gạo.

Kịch bản giá lúa ở ĐBSCL nhiều năm gần đây rất quen thuộc: Đầu vụ giá cao, vào vụ giá xuống thấp, cuối vụ giá lên lại. Vụ đông xuân năm nay cũng vậy, toàn ĐBSCL thu hoạch 1,55 triệu ha lúa, năng suất cao, nhiều nơi đạt 7 tấn/ha. Giá lúa đầu vụ đang 5.600 - 6.200 đồng/kg, khi vào cao điểm thu hoạch liền rớt còn khoảng 5.100 đồng/kg. Không có kho chứa, lại kẹt tiền và bị thương lái chèn ép, không còn đường nào khác, nông dân phải bán tháo. Chờ đến ngày Nhà nước thu mua tạm trữ thì họ chẳng còn lúa để bán. Lúc đó, thương lái mới tung hàng ra, lãi đậm.

Thương lái là đội ngũ mua bán trung gian, mua lúa trực tiếp của nông dân đem về xay xát, lau bóng rồi bán cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Những năm qua, chính lực lượng này đã nhiều phen khiến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam điêu đứng vì các chiêu trò như tạo sốt ảo, pha tạp gạo cao cấp với gạo thường...
 
Gian manh là vậy nhưng vẫn tồn tại, thậm chí sống khỏe, vì là cánh tay nối dài của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo thuộc VFA, phục vụ cho tổ chức này; đồng thời luôn dễ dàng o ép nông dân. Nói cụ thể hơn, thương lái mua lúa trực tiếp từ nông dân, còn VFA thì chỉ mua gạo và mua qua thương lái. Thế nên, lợi tức từ đầu nguồn (đồng ruộng) đến cuối nguồn (xuất khẩu) rơi vào túi thương lái và doanh nghiệp cả, còn nông dân thì hòa vốn hoặc thua lỗ quanh năm.

Cuối tháng 6-2012, sau khi thống nhất với Bộ NN-PTNT, Bộ Tài chính công bố giá thành 1 kg lúa là 3.993 đồng. Trong khi đó, Chính phủ chỉ đạo VFA phải thu mua lúa của dân với giá bảo đảm cho nông dân lãi 30%, như vậy giá thu mua ít nhất phải là 5.200 đồng/kg. Tuy nhiên, các chuyên gia nông học như GS Võ Tòng Xuân (nguyên hiệu trưởng Trường ĐH An Giang), TS Lê Văn Bảnh (Viện Lúa ĐBSCL) tính toán giá thành 1 kg lúa ở ĐBSCL hiện nay không thể dưới 4.500 đồng. Cứ nhìn đời sống người trồng lúa khó khăn cỡ nào thì biết!

Đảng, Nhà nước đã có nghị quyết về tam nông, theo đó phải chăm lo cho trụ cột nông dân để phát triển hai trụ cột còn lại (nông nghiệp, nông thôn). Để người trồng lúa không còn phập phồng, lay lắt như trước nay, phải chặt đứt những bàn tay nhám ăn chặn lợi tức của họ, trong đó không thể dung dưỡng đội ngũ gian thương.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo