xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Từ Mars One đến Mars 500

NGUYỄN CAO

Bởi sao Hỏa có vẻ thân thiện với con người, nhiều nước đã nghiên cứu và chuẩn bị các chuyến bay đưa người lên hành tinh này, thậm chí lập khu dân cư trên đó

Chuyến bay tham quan du lịch sao Hỏa của ông Dennis Tito ngày 5-1-2018 không phải là dự án tư nhân đầu tiên và duy nhất. Tháng 6-2012, ông Bas Lansdorp, một doanh nhân Hà Lan, đã giới thiệu dự án Mars One đưa người lên sao Hỏa với ý định thiết lập một làng định cư vào năm 2023. Đây cũng là dự án 100% vốn tư nhân.

Mars One bị nghi ngờ

Trước đó, ngày 4-11-2011, tại Moscow - Nga, dự án du hành thám hiểm sao Hỏa mang tên Mars 500 đã kết thúc sau 4 năm nghiên cứu khoa học - kỹ thuật và tâm sinh lý của một toán phi hành gia quốc tế 6 người trên một chuyến bay giả định dài 520 ngày lên sao Hỏa và đi bộ trên đó. Đây là dự án quốc tế của Nga, EU (Liên hiệp châu Âu) và Trung Quốc.
 
img
Mô hình làng định cư trên sao Hỏa. Ảnh: MARS ONE


img
Phi hành đoàn giai đoạn 3 dự án Mars 500. Ảnh: AVIATION WEEK


Tham vọng của doanh nhân Hà Lan lớn hơn triệu phú Mỹ nhiều. Kế hoạch Mars One bao gồm phóng vệ tinh viễn thông đưa một thiết bị đổ bộ lên sao Hỏa vào năm 2016. Sau đó, một chuyến bay chở 4 nhà phi hành lên sao Hỏa với chi phí khoảng 6 tỉ USD được thực hiện, mở đường cho việc thiết lập một khu dân cư từ năm 2023. Cứ 2 năm lại có thêm một chuyến bay đưa người lên đây định cư dài hạn. Từ năm 2033, dự kiến sẽ có 20 người sống và làm việc trên sao Hỏa.

Dự án Mars One đã nhận được sự ủng hộ hết mình của nhà vật lý lý thuyết Hà Lan Gerard’t Hooft, giải Nobel Vật lý 1999. Quỹ Mars One, một tổ chức phi lợi nhuận, đi vào hoạt động từ tháng 10-2012, là nguồn tài chính của dự án. Cuối tháng 8-2012, quỹ tuyên bố đã tìm được một số nhà tài trợ.

Việc tuyển chọn nhà phi hành cũng đã khởi động. Năm nay, dự án sẽ chọn ra 24 nhà phi hành. Họ sẽ được huấn luyện trong một khu định cư giả lập trên mặt đất. Năm 2022, 4 nhà phi hành đầu tiên sẽ được phi thuyền SpaceX Falcon Heavy chở lên sao Hỏa và bắt đầu định cư từ năm 2023. Năm 2025, toán nhà phi hành thứ hai sẽ tiếp tục đổ bộ lên sao Hỏa.

Cũng giống như dự án của ông Tito, Mars One bị nghi ngờ khó thành hiện thực, nhất là về mặt tài chính. Richard Garriot, du khách vũ trụ thứ 2 người Mỹ gốc Anh từng có mặt trên trạm ISS năm 2008, nhận định rằng rất khó quyên góp được  số tiền khổng lồ để thực hiện dự án.  Quan điểm này cũng được kỹ sư hàng không vũ trụ Mỹ Robert Zudrin chia sẻ: “Lên sao Hỏa cần ít nhất 1 tỉ USD. Dự án sẽ đem lại lợi nhuận từ quảng cáo và bản quyền báo chí nhưng tôi không tin phi vụ này sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư”.

Thử nghiệm 3 giai đoạn Mars 500

Mars 500 là một dự án quốc tế tiến hành từ năm 2007 đến 2011 tại một cơ sở khoa học nằm trong khuôn viên Học viện Các vấn đề y sinh của Viện Hàn lâm Khoa học Nga ở Moscow - Nga (IBMP). Dự án đã có tổng cộng 640 ngày thử nghiệm, chia ra 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1 diễn ra từ ngày 15 đến 27-11-2007 với toán bay 6 người Nga, trong đó có một nhà khoa học nữ, thử nghiệm các thiết bị kỹ thuật và cách vận hành chuyến bay. Trong giai đoạn 2, kéo dài 105 ngày bắt đầu từ ngày 31-3-2009 và kết thúc ngày 14-7, có 6 nhà phi hành (4 người Nga, 1 Pháp, 1 Đức) sống và làm việc trong mô hình tàu vũ trụ bay lên sao Hỏa hoàn toàn cách ly với bên ngoài.

Giai đoạn cuối cùng kéo dài 520 ngày (từ 3-6-2010 đến 4-11-2011) mô phỏng chuyến bay thực tế từ trái đất lên sao Hỏa. Toán phi hành gia quốc tế bao gồm 3 người Nga, 1 người Pháp, 1 người Ý gốc Colombia và 1 người Trung Quốc. Chuyến bay cũng thực hiện cuộc đổ bộ giả định và 3 người rời khỏi tàu đi bộ trên mặt đất sao Hỏa.

Sức khỏe phi hành đoàn ban đầu được đánh giá là tốt. Tuy nhiên, kết quả giám định sức khỏe công bố tháng 1-2013 cho biết có 4 nhà phi hành bị rối loạn giấc ngủ, vài thành viên né luyện tập và trốn tránh bạn đồng hành.

Mục đích của Mars 500 là giúp các nhà chuyên môn lên kế hoạch các chuyến bay liên hành tinh, trước mắt là sao Hỏa. Dự án cũng nhằm xác định những vấn đề phát sinh và tìm ra giải pháp thích hợp.

Vĩ đại và không tuởng

Dự án du lịch sao Hỏa của Quỹ Inspiration Mars được nhiều người khen là truyền cảm hứng tốt cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật và tài chính, có quá nhiều trở ngại để có thể thực hiện dự án trong một thời gian quá ngắn - chỉ 6 năm.

Theo tạp chí Forbes, dự án không được NASA hay bất cứ công ty thám hiểm vũ trụ  vì mục đích thương mại nào ủng hộ. Con tàu du lịch chưa được thiết kế và công nghệ bay cũng không có gì mới. Chi phí dự án vào khoảng 1-2 tỉ USD là quá khiêm tốn và cũng chưa chắc dễ quyên góp. Đơn cử, con tàu thăm dò Curiosity đang hoạt động trên sao Hỏa đã ngốn 2,5 tỉ USD và cần đến 10 năm để phát triển, thành hình.

Về bức xạ vũ trụ quá nguy hiểm cho du khách và những vấn đề tâm sinh lý mà nhà phi hành gặp phải như chứng thiếu ngủ đã được chứng minh trong dự án Mars 500, hiện cũng chưa có giải pháp thực tế khắc phục. Vì thế, làm sao bảo đảm tính mạng cho du khách?

 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo