xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dấu chân Sư đoàn 367 anh hùng

An Bình Minh - Nam Dương

Cuộc trường chinh của sư đoàn bắt đầu từ Điện Biên Phủ 1954 - chiến trường miền Nam 1973 - cùng đội hình chiến đấu vào giải phóng TP Sài Gòn 1975

Trong cuộc diễu binh ngày 1-5- 1975 tại TPHCM, có một đoàn xe chở tên lửa hùng dũng tiến qua lễ đài. Đó là lần đầu tiên người Sài Gòn được nhìn thấy loại vũ khí hiện đại của quân đội nhân dân Việt Nam. Đoàn tên lửa đó là Trung đoàn 263, Sư đoàn 367 anh hùng. Để có mặt trong ngày vui lớn này, năm 1973, Sư đoàn 367 đã hành quân vượt Trường Sơn, tác chiến trên chiến trường miền Nam. Hiện nay, đội hình của sư đoàn trải rộng các tỉnh miền Đông, miền Tây và TPHCM, bảo vệ vùng trời Nam Bộ.

Từ Điện Biên Phủ đến Điện Biên Phủ trên không

Sư đoàn 367 được thành lập vào tháng 3-1953, từ một trung đoàn pháo phòng không 37 ly đầu tiên của Việt Nam. Chiến công đầu của sư đoàn là những loạt đạn hạ máy bay Pháp ở Điện Biên Phủ. Giai đoạn đầu cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, “dấu chân” và chiến công của sư đoàn trải khắp vùng rộng lớn phía Nam Hà Nội. Năm 1967, biết trước ý đồ của giặc Mỹ sẽ dùng B52 ném bom Hà Nội, thực hiện lời dạy của Bác Hồ “muốn bắt cọp phải vào tận hang cọp”, Trung đoàn tên lửa 261 và 263 được Bộ Tư lệnh Phòng không - không quân điều vào tuyến lửa Nghệ An, Quảng Bình để phục kích, nghiên cứu phương pháp đánh B52. Với lòng quả cảm và không ít lần thất bại, Trung đoàn 263 cùng các đơn vị tên lửa đã trả lời được hàng loạt câu hỏi: Làm thế nào để bắt và xác định mục tiêu trên nền nhiễu, phương pháp bắn B52 trên nền nhiễu, phương pháp điều khiển, làm nổ đầu đạn tên lửa... góp vào kinh nghiệm quý báu cho chiến thắng Điện Biên phủ trên không. Năm 1972, khi giặc Mỹ điên cuồng dùng B52 đánh phá thủ đô Hà Nội, 2 trung đoàn 261, 263 đã bắn rơi 8 “pháo đài bay” B52. Ngay khi hiệp định Paris được ký kết, Sư đoàn 367 hành quân vào chiến trường miền Nam để thực hiện hai nhiệm vụ: Bảo vệ vùng giải phóng, giữ bí mật lực lượng để phục vụ mục tiêu chiến lược.

Đội ngũ chiến sĩ hôm nay

Đã 27 mùa tân binh kể từ ngày giải phóng, lớp cán bộ chiến sĩ hôm nay hầu hết đều là “hậu bối” của những người đã từng đánh B52. Ở đại đội 3, trung đoàn 230 pháo phòng không, binh nhất Vũ Hồng Tuyến, 21 tuổi, quê ở Hiệp Hòa, Bắc Giang, nhập ngũ tháng 3-2001, tâm sự: “Thế hệ chúng tôi sinh ra khi chiến thắng Điện Biên Phủ trên không đã đi vào lịch sử của dân tộc. Phát huy truyền thống với chúng tôi là rèn luyện, nắm chắc khí tài, không để bị bất ngờ. Cho dù kẻ địch có vũ khí hiện đại hơn, nhưng với ý chí, trí tuệ con người Việt Nam, chúng tôi sẽ phát huy được truyền thống của cha anh, chiến thắng mọi quân xâm lược”. Trung sĩ Đỗ Đức Bình, quê Tiền Hải, Thái Bình, nhập ngũ tháng 2-2001, khẩu đội trưởng khẩu đội 6 - một khẩu đội bắn giỏi của đại đội 23 - trung đoàn cao xạ 230, cho biết: Mặc dù khẩu đội gồm toàn tân binh nhưng qua một mùa huấn luyện đều đã thành những pháo thủ giỏi sẵn sàng thay thế được các vị trí chiến đấu trong khẩu đội.

Đại úy - đại đội trưởng Vũ Đức Thuấn, cho biết mùa huấn luyện năm nay, 100% cán bộ chiến sĩ của đại đội đạt yêu cầu, trong đó có 85% khá, giỏi. Kết quả này đã được chứng minh trong đợt thao diễn bắn đạn thật vừa qua, đơn vị đã “hạ” mục tiêu bay ở độ cao 400 m, tốc độ 40 m/giây, tầm xa hơn 1.000 m, được Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không - không quân tặng cờ “Đơn vị bắn giỏi”; chi bộ đại đội được công nhận cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh; Chi đoàn TN được công nhận “Tổ chức Đoàn 3 đỉnh cao quyết thắng cấp quân chủng”.

Đẹp tình quân dân

Đại tá Đào Xuân Thọ, Phó Tư lệnh chính trị, cho biết: Phong trào thi đua năm 2002 với các hoạt động kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không của sư đoàn đã đạt thành tích trên nhiều mặt. Trung đoàn 261 anh hùng có những tiến bộ vượt bậc trong huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, xây dựng chính quy, quản lý kỷ luật được Bộ Tư lệnh quân chủng tặng cờ xuất sắc khối các đơn vị tên lửa, trung đoàn ra - đa được bằng khen 10 năm xây dựng môi trường văn hóa.

Xây dựng môi trường văn hóa với các tiêu chí đẹp con người, đẹp tình quân dân, đẹp trận địa cũng đồng nghĩa với công tác dân vận. Theo thượng tá Đào Ngọc Tuấn, Phó Chủ nhiệm chính trị sư đoàn, đến nay 100% đầu mối đơn vị đóng quân ở TPHCM đều có hoạt động kết nghĩa. Khối Sư đoàn bộ với quận Tân Bình, cụm trung đoàn tên lửa 276 với quận 12, trung đoàn 263 với quận 9. Từ các hình thức kết nghĩa phối hợp hoạt động với các tổ chức địa phương, các trường học, đến nay đã tổ chức các hoạt động kết nghĩa toàn diện giữa cơ quan, đơn vị với Đảng bộ chính quyền, các ban ngành đoàn thể, nhân dân cấp phường, cấp quận, trong đó có sự phối hợp hoạt động tích cực của các tổ chức chính trị như Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn, Phụ nữ... Nội dung hoạt động đúng hướng, sát với tình hình địa phương, đơn vị; cùng với nhân dân tích cực triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư”; phòng ngừa, phát hiện tố giác tội phạm, cảm hóa giáo dục người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư, tham gia các hoạt động xóa mù chữ, phổ cập giáo dục... Trong thời gian qua, đã quyên góp xây dựng 4 căn nhà tình nghĩa, sửa 6 căn nhà tình thương; phụng dưỡng 8 bà mẹ Việt Nam anh hùng...

 

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo