xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dịch sốt xuất huyết quay lại theo chu kỳ vào năm nay?

Thùy Dương

Ngày 18-4, ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM có 41 trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH) đang nằm điều trị tại Khoa SXH, chiếm gần 50% tổng số bệnh nhân đang điều trị tại khoa, trong đó có 7 ca bị sốc, trụy tim mạch. Trong 3 tháng đầu năm, Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã tiếp nhận 477 trẻ mắc bệnh SXH và ở Bệnh viện Nhi Đồng 2 là 327 trẻ.

Chủng gây dịch nặng Dengue-2 xuất hiện nhiều

Diệt muỗi và lăng quăng là biện pháp phòng ngừa quan trọng nhất

Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng, Trưởng khoa SXH Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM, SXH là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi Dengue gây ra. Bệnh lây truyền do muỗi vằn hút máu truyền siêu vi từ người bệnh sang những người khác. Muỗi vằn hay sống trong nhà, thường ở chỗ tối, chỗ treo quần áo và thường chích vào ban ngày. Để phòng ngừa bệnh SXH, cần tránh tối đa những điều kiện khiến trẻ có thể bị muỗi vằn đốt, cho trẻ ngủ mùng ban ngày, mặc áo dài tay, dùng nhang muỗi hoặc thuốc diệt muỗi. Quan trọng nhất vẫn là diệt lăng quăng và muỗi vằn. Những chai, lọ, đồ chứa nước trong nhà cần được súc rửa thường xuyên, không để muỗi vằn sinh sản, nên phát quang bụi rậm, khai thông cống rãnh, ao tù nước đọng quanh nhà; thường xuyên dọn dẹp chỗ ở sạch sẽ, thoáng mát.

Bác sĩ Trần Thị Việt, Phó khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 2, nhận định: Bây giờ đang là mùa khô mà số trẻ mắc bệnh SXH đã nhiều như vậy thì đến mùa mưa chắc chắn số lượng sẽ tăng cao hơn. Còn theo bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng, Trưởng khoa SXH Bệnh viện Nhi Đồng 1, tiên lượng tình hình có thể phức tạp dựa trên 4 yếu tố: Một, những tháng 11 và 12-2002, 3 tháng đầu năm 2003 đang là mùa khô nhưng số mắc SXH lại tăng so với cùng kỳ năm ngoái và nhiều bệnh nhân nặng. Hai, nhiệt độ môi trường ở miền Nam năm nay cao hơn năm 2002 là điều kiện cho muỗi sinh đẻ. Ba, năm 2002 hai chủng chiếm nhiều nhất là Dengue-2 và Dengue- 4, nhưng từ đầu năm đến nay, theo kết quả phân lập của Viện Pasteur TPHCM, có đến 77% là Dengue-2, đây là chủng gây dịch nặng. Bốn, năm 1998 đã có dịch lớn xảy ra và theo chu kỳ cứ 4 - 5 năm thì có một năm xảy ra dịch lớn nên các nhà chuyên môn dự đoán dịch SXH có thể xảy ra trong năm nay. PGS-TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM, cho biết trong 3 tháng đầu năm, lượng bệnh SXH ở các tỉnh phía Nam tăng 2-3 lần so với cùng kỳ năm ngoái, dự báo vào mùa mưa số người mắc bệnh SXH sẽ tăng hơn nhiều so với năm 2002. Các địa phương có nhiều người mắc bệnh SXH là Tiền Giang, TPHCM, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Nai, Bình Dương...

Trẻ dưới 12 tháng tuổi mắc SXH ngày càng nhiều

Bệnh SXH thường gặp ở độ tuổi từ 1 đến 15, rất ít ở trẻ nhũ nhi (dưới 12 tháng tuổi) nhưng năm nay số trẻ nhũ nhi mắc bệnh SXH cũng nhiều hơn. Chỉ tính riêng ngày 16-4, Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã cấp cứu cho 3 trẻ nhũ nhi mắc bệnh SXH ở mức độ nặng. Bác sĩ Thanh Hùng lưu ý trẻ mắc bệnh SXH ở độ tuổi này khó phát hiện và theo dõi diễn tiến của bệnh vì trẻ còn quá nhỏ, một phần nữa là do quan niệm trẻ ở độ tuổi này ít mắc bệnh SXH nên gia đình không chú ý, chỉ khi bệnh nặng mới đưa đến bệnh viện. Bác sĩ Thanh Hùng khuyên: Khi trẻ sốt cao liên tục từ 2 ngày trở lên phải nghĩ đến SXH và nên đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị. Một số dấu hiệu để nhận biết trẻ mắc bệnh SXH: Sốt cao đột ngột liên tục trong 2 ngày, nổi chấm đỏ ở da, bầm da, chảy máu mũi, chảy máu răng, ói có máu, phân có máu, ói nhiều...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo