xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cầu vượt bộ hành bỏ không

Bài và ảnh: PHƯỚC ĐĂNG

Những cây cầu vượt bộ hành nhằm giảm thiểu những tai nạn đáng tiếc xảy ra khi người đi bộ băng qua đường. Thế nhưng, những cây cầu vượt tại TPHCM được xây dựng tiền tỉ đều không phát huy tác dụng

Cây cầu vượt nằm trên đường Nơ Trang Long (quận Bình Thạnh-TPHCM)  hằng ngày chỉ có lác đác vài người đi qua. Người bán hàng rong, xe ôm, xích lô, taxi... chen nhau đậu đón khách ngay dưới chân cầu choán hết cả lối đi lên. Do đó, người đi bộ ngại chen vào chỗ đông người, thế là họ băng ngang qua đường. Tình trạng một người bệnh, hai ba người kè nhau sang đường, diễn ra thường ngày ở nơi đây. Và tất nhiên dòng xe gắn máy, xe buýt... phải dừng lại, thường xuyên gây ách tắc giao thông cục bộ. Thậm chí, các nhân viên y tế cũng thản nhiên băng qua đường.

img
Dù có cầu vượt nhưng nhiều người vẫn cứ băng qua đường giữa dòng xe cộ đông đúc.
(Ảnh chụp trước cổng Bệnh viện Ung Bướu ngày 8-1)


Tương tự, cây cầu vượt nối liền hai cơ sở của Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, nằm trên đường Cống Quỳnh (quận 1) cũng trong tình trạng không người qua lại. Cầu có mái che, hai bên lắp kính chắn gió, thế nhưng hầu như không có ai qua lại dù hằng ngày có hàng ngàn người cần qua lại hai bên con đường quá nhiều xe cộ này. Hai đầu cầu thang lên cầu vượt là hai bãi giữ xe của bệnh viện. Muốn lên cầu vượt, người đi bộ phải đi vào bãi giữ xe. Người có nhu cầu đi bộ qua đường ở các khu vực bệnh viện thường là phụ nữ  mang thai nên họ ngại leo cầu thang. Chị Lê Hồng Lan (ngụ quận 8) cho biết:  “Đường dẫn lên cầu vượt vừa cao vừa chật hẹp, với lại đi khám ở Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ chủ yếu là phụ nữ có thai, việc đi lên cầu rất khó khăn nên băng qua đường cho đỡ mệt”.


Trước Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, trên đường Nguyễn Trãi (quận 5), dù đã có cầu vượt được xây dựng nối liền hai khu nhà của bệnh viện nhưng vẫn không người nào sử dụng. Bệnh nhân, nhân viên y tế vẫn vô tư băng ngang đường, hết sức nguy hiểm.


Ngay cả hầm chui Tân Tạo (quận Bình Tân) giúp người đi bộ qua quốc lộ một cách an toàn,  dù là giờ cao điểm nhưng cũng chỉ có một số công nhân của hai công ty đối diện hầm sử dụng hầm chui. Đa số còn lại vẫn chọn cách leo qua dải phân cách trên mặt quốc lộ giữa các xe đang lao nhanh. Kinh phí và diện tích đầu tư hầm chui gấp 4-5 lần so với cầu vượt nhưng hiệu quả sử dụng của hầm chui Tân Tạo không khá gì hơn.


Ngoài yếu tố ý thức của người tham gia giao thông kém thì việc bố trí cầu vượt chưa hợp lý cũng chính là nguyên nhân khiến ít người sử dụng. Những cây cầu vượt này có bậc thang lên xuống quá dốc, người già, phụ nữ có thai và trẻ em rất khó khăn trong việc đi lại. Một lý do nữa là khi xây cầu trong nội thành nên làm dải ngăn cách hay rào chắn tại mặt đường ngay chỗ có cầu vượt, để người đi bộ không thể tùy tiện băng qua đường, buộc họ chỉ có cách lựa chọn duy nhất là phải sử dụng cầu vượt.


Sở dĩ người dân chưa mặn mà với cầu vượt cũng có một phần là do thói quen. Nhiều người có tâm lý ngán ngại khi phải leo lên cầu thang nên thay vì đi vòng lên cầu, người ta vẫn băng ngang đường vì nghĩ rằng sẽ nhanh hơn. Phần nữa, những người băng ngang đường dưới chân cầu vượt bộ hành hay ngay trên hầm chui cũng không bị ai nhắc nhở nên nhiều người đi bộ không sử dụng cầu vượt và hầm chui, mặc dù ai cũng biết băng ngang đường là nguy hiểm. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo