xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sâu sát thấu hiểu để chia sẻ

Đó là nhận xét của nhiều bạn đọc về công việc của chúng tôi, những người làm Báo Người Lao Động. Chuyển tải ý kiến của bạn đọc nhân sinh nhật lần thứ 34 của báo, chúng tôi tự dặn mình còn nhiều điều phải làm hơn nữa


Niềm vui đến với hai nhà


Khi phát hiện đứa con đầu lòng của vợ chồng tôi, cháu Thái Nguyễn Đức Huy, bị mắc bệnh tim bẩm sinh, chúng tôi rất khổ sở. Bác sĩ chỉ định phải nhập viện để mổ sớm vì bệnh của bé càng kéo dài càng nguy hiểm. Thế nhưng chi phí cho ca phẫu thuật lên đến gần 100 triệu đồng. Số tiền này vượt quá khả năng của vợ chồng tôi (tôi là giáo viên trung học, chồng tôi làm nghề sửa xe).


Sau khi Báo Người Lao Động ra ngày 22-3-2008 đăng bài về căn bệnh ngặt nghèo của Huy (lúc đó được 8 tháng tuổi), đông đảo bạn đọc đã gọi điện thoại, thăm hỏi và giúp đỡ gia đình tôi số tiền gần 130 triệu đồng. Nhờ số tiền này mà con tôi đã được mổ tim. Số tiền bạn đọc và các nhà hảo tâm giúp đỡ vượt hơn số tiền dành cho ca phẫu thuật. Cùng thời điểm đó, tại Viện Tim TPHCM, có cháu Bảo Châu, 10 tháng tuổi (quê ở Đồng Nai) bị bệnh tim. Gia đình cháu Bảo Châu cũng rất nghèo khó. Chúng tôi đã gửi 30 triệu đồng là số tiền còn thừa sau ca phẫu thuật cho gia đình cháu Bảo Châu để mổ tim. Vậy là lòng tốt của bạn đọc đã mang niềm vui đến cho hai gia đình.

Nguyễn Thị Minh Hòa (xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang)

img

Bạn đọc phản ánh về quyền lợi chính đáng bị xâm phạm tại Ban Công tác Bạn đọc. Ảnh: TR.HOÀNG


Các con tôi được sinh ra lần thứ hai


Không được may mắn như nhiều gia đình khác, 5 đứa con của vợ chồng tôi cứ đến 10 tuổi là phát sinh những khối u quái ác, có kích thước lớn trên mặt. Khuôn mặt các cháu bị méo mó, biến dạng, cấu trúc xương bị phá hủy, những khối u ngày càng phình to làm cho các cháu vô vùng khó khăn trong sinh hoạt, lao động và không thể hòa nhập với cuộc sống. Thu nhập chính của gia đình tôi chỉ trông vào mấy sào ruộng và chăn nuôi nên việc có đủ tiền để cắt bỏ những khối u ngày ngày hành hạ các con là việc ngoài khả năng của gia đình.


Từ năm 2007 đến nay, Báo Người Lao Động đã đến viết bài, rồi vận động tài trợ và tổ chức đưa các con tôi đi chạy chữa tại Bệnh viện K (Hà Nội). Nhờ đó, ba con của tôi là Lục Thị Hai, Lục Thị Linh và Lục Văn Cường đã được phẫu thuật cắt bỏ khối u, rồi phẫu thuật chỉnh hình để có được khuôn mặt gần như lúc các cháu được sinh ra. Niềm hạnh phúc lớn lao này không lời nào nói lên được, cứ như các con tôi được sinh ra lần thứ hai.

Lục Văn Quân (xã Bàn Đạt, Phú Bình, Thái Nguyên)


Gia đình tôi không thể quên


Từ ngày 11 đến 15-9-2008, Báo Người Lao Động đã có loạt bài về gia đình liệt sĩ Trương Văn Nghĩa (ấp Tấn Ngọc, xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) bị bỏ quên. Loạt bài đã phản ánh nỗi đau nhói lòng về một gia đình có con hy sinh ở chiến trường Campuchia nhưng thân nhân không được hưởng chế độ gia đình liệt sĩ theo quy định của Nhà nước, hiện đang rất nghèo khó. Trước đó, từ năm 13 tuổi, Trương Văn Nghĩa đi ở đợ cho nhà ông Lưu Văn Khoa. Khi con ông Khoa đến tuổi đi làm nghĩa vụ quân sự, ông Khoa đã nhờ Nghĩa đi thay cho con ông. Anh Trương Văn Nghĩa đã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ quốc tế tại chiến trường Campuchia. Từ đó, gia đình ông Lưu Văn Khoa (ông chủ) được lãnh trọn vẹn các chế độ, chính sách của gia đình liệt sĩ. Trong khi đó, người mẹ già nghèo khó của liệt sĩ Trương Văn Nghĩa thì bị bỏ rơi cho tới ngày bà qua đời năm 2006.


Sau khi báo đăng, Phòng LĐ-TB-XH huyện Đầm Dơi đã xác minh và có văn bản kiến nghị Sở LĐ-TB-XH tỉnh Cà Mau: Quyết định công nhận bà Phạm Thị Do là mẹ ruột của liệt sĩ Trương Văn Nghĩa và truy lĩnh chế độ trợ cấp một lần (tính từ ngày 1-7-1990 đến 30-2-2006) cùng chế độ mai táng phí cho gia đình bà Do. Hội Cựu chiến binh phường Bến Nghé, quận 1-TPHCM đã ủng hộ 45 triệu đồng. Các mạnh thường quân và bạn đọc của báo cũng đóng góp, nâng số tiền lên gần 100 triệu đồng để mua đất, xây nhà và tặng quà cho gia đình liệt sĩ Trương Văn Nghĩa. Gia đình tôi không bao giờ quên những tấm lòng của bạn đọc.

Trương Văn Chính (xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau)


Có ích và đầy cảm động


Đã lâu rồi khu vực đường Nguyễn Oanh, P.7, Q.Gò Vấp-TPHCM không có nước máy để xài. Hệ thống nước máy hình như đã bị tê liệt. Người dân chúng tôi gọi điện đến Báo Người Lao Động, báo đã cử phóng viên xuống tìm hiểu vụ việc. Ngày 27-5-2009, báo đăng bài phản ánh bức xúc của người dân. Chúng tôi rất cảm động bởi sự bức xúc đã được báo chia sẻ. Lâu nay, bà con đã phản ánh nhiều lần, nhưng Xí nghiệp Cấp nước Trung An vẫn cứ làm lơ, bỏ mặc khách hàng khiếu nại. Sau khi Báo Người Lao Động lên tiếng, Xí nghiệp Cấp nước Trung An mới chịu kiểm tra, sửa chữa hệ thống, tăng áp lực nước. Nhờ vậy dân chúng mới có nước sử dụng. Báo Người Lao Động đã làm một việc có ích và đầy cảm động qua việc sâu sát với đời sống ở cơ sở.

Nguyễn Khánh Linh (124 Nguyễn Oanh, P.7, Q. Gò Vấp-TPHCM)

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo