xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Học cách kiềm chế, nhường nhịn

Bài học vỡ lòng Hai con dê qua cầu dạy về hành vi ứng xử hầu như mọi người đều biết song đã không được áp dụng trong đời sống hằng ngày, từ đó xảy ra những hậu quả đáng tiếc gây ân hận cả cuộc đời

Xem con như bạn

 

Nhiều người trong giới trẻ phải tự mò mẫm tìm lối đi cho tương lai. Giới trẻ đã và đang thiếu các kỹ năng cần thiết để vào đời. Nhà trường và gia đình đa số đều chỉ quan tâm đến việc học chữ, ai học giỏi thì được khen, còn những kiến thức, kỹ năng cần thiết khác trong cuộc sống thì nhiều người tuổi trẻ lại không được trang bị. Nhiều học sinh đến trường lại phải chịu áp lực từ phía gia đình: Cha mẹ ép con học bất kể ngày đêm mà không quan tâm đến con mình đang cần gì. Những vướng mắc trong cuộc sống thường ngày của các em không được chia sẻ, giải tỏa.
 
 Khi kết quả học tập giảm sút, các em lại bị cha mẹ la rầy, dẫn đến tình trạng buồn chán và có những phản ứng hoặc hành vi tiêu cực, nhất là khi các em có dịp đến môi trường khác với nhiều cám dỗ và không có khả năng đề kháng. Đến khi vào đời, những ẩn ức, mặc cảm thua thiệt cũng là những tác nhân để nhiều người trẻ có các hành vi nông nổi...
 
Do đó, ngoài việc gia tăng các chương trình giáo dục kỹ năng cho học sinh  từ ghế nhà trường, các bậc cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến việc học hành và sinh hoạt của con cái; gần gũi và chia sẻ, xem con như những người bạn để giúp con nhận thức được các vấn đề xã hội và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống. Có như vậy mới giúp con trưởng thành, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
 
Nguyễn Tuấn Nhạ (nguyentuannha2005@gmail.com)
img

Trong khi tham gia giao thông, tuân thủ luật và biết nhường nhịn nhau sẽ hạn chế rất nhiều vụ tai nạn và va chạm.Ảnh: HỒNG THÚY

 
Hành xử thiếu kiềm chế
 
Tôi thường xuyên chứng kiến nhiều tình huống cư xử thiếu tế nhị của rất nhiều người. Những tình huống đó rất dễ dẫn đến án mạng đáng tiếc chỉ vì các lý do lãng xẹt, chẳng ra gì. Tôi băn khoăn rằng tại sao khi mức sống con người được nâng cao hơn trước, xã hội càng nhiều tiện nghi vật chất thì văn hóa ứng xử lại xuống cấp đến mức đáng lo? Vì sao người ta hành xử hung hãn quá, không biết kiềm chế để mọi chuyện nhẹ nhàng hơn?
 
Lẽ ra, đời sống con người được nâng cao là để con người có tình thương yêu đồng loại hơn hay trân trọng giá trị mạng sống của mình hơn chứ không phải để thể hiện những hành vi dữ dằn...
 

Nguyễn Văn Khanh (khanhhbu@gmail.com)

 
Hạn chế uống rượu, bia sa đà
 
Ngoài các game bạo lực, còn có một thứ tác hại gấp nhiều lần ít được đề cập là tình trạng uống rượu, bia quá độ. Thanh thiếu niên lạm dụng, uống sa đà rượu, bia ngày một tăng cao. Nếu tụ tập bạn bè, làm vài ly chuyện trò, tâm sự và cuộc vui dừng lại đúng lúc thì sẽ chẳng có gì để nói. Đằng này, rất nhiều người khi sử dụng rượu, bia đã không biết kiềm chế, dẫn đến những hệ lụy đau lòng, nhất là các tai nạn do mất tự chủ trong tham gia giao thông.
 

Ngoài ra, việc lạm dụng bia, rượu dẫn đến say xỉn, không làm chủ được hành vi của mình là một trong những nguyên nhân gây mâu thuẫn căng thẳng trong các tầng lớp dân cư, tổn hại đến hạnh phúc của nhiều gia đình, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng lao động, nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên, trái với truyền thống văn hóa và nếp sống lành mạnh của dân tộc ta. Dư luận xã hội cần lên tiếng mạnh mẽ để hạn chế tình trạng lạm dụng rượu, bia...

 
Lương Kim Long _(yeunucuoicuaem2000@yahoo.com)
 
Văn hóa nhường nhịn trong giao thông
 
Tuổi thơ, tôi được học câu chuyện Hai con dê qua cầu, chỉ vì không chịu nhường nhau mà dẫn đến húc nhau và cả hai cùng rơi xuống sông. Bài học vỡ lòng về hành vi ứng xử trong đời sống mà chắc hẳn tất cả chúng ta đều biết nhưng đã không được áp dụng. Hơn nữa, các lớp dạy về luật giao thông cũng chỉ dẫn cặn kẽ về các nguyên tắc, tình huống thực tế khi tham gia giao thông, trong đó cũng có những việc phải nhường nhịn nhau, chẳng hạn như nhường cho người đi bộ qua đường nhưng vẫn bị bỏ ngoài tai.
 
Còn nhớ cách đây 3 năm, giáo sư Papert Seymour, nhà toán học người Mỹ, bị một xe máy đâm thẳng vào người khi ông cùng một đồng nghiệp băng qua đường tại Hà Nội. Ông bị chấn thương sọ não và được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Việt - Pháp trong tình trạng nguy kịch. Tôi cũng đã chứng kiến tận mắt một thanh niên đi trên xe máy tay ga đời mới đã chửi một phụ nữ đứng tuổi giữa ngã tư, chỉ vì bà chưa kịp sang số cho xe chạy khi đèn xanh vừa bật qua được... 2 giây.
 
Truyền thống văn hóa người Việt rất coi trọng việc nhường nhịn, chia sẻ lẫn nhau không chỉ trong cơn hoạn nạn mà còn cả trong đời thường. Hy vọng rằng khi tham gia giao thông một cách có văn hóa, biết nhường nhịn, chúng ta sẽ có những bức tranh giao thông không quá xấu  như hiện nay và cũng để giảm thiểu những vụ việc đáng tiếc xảy ra.
 
Hoàng Cửu Long (hoangcuulong@gmail.com)

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo