xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

24 giờ trước khi Nghị định 15/2003/NĐ-CP có hiệu lực: Dân: Chỉnh sửa xe; CSGT: Kiên quyết xử phạt

Nhóm PV thời sự

Ngày 4-4, thời điểm Nghị định (NĐ) 15/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ có hiệu lực đã cận kề. Nhóm phóng viên Thời sự Báo NLĐ ghi nhận tình hình tại một số địa phương

Hà Nội: Xử lý các lỗi chạy quá tốc độ, không đội mũ bảo hiểm

Tại Hà Nội, theo các chủ cửa hàng phụ tùng xe máy phố Huế, nhu cầu về các mặt hàng mũ bảo hiểm (MBH), kính chiếu hậu, đèn xe... đã trở nên bão hòa với mức giá thậm chí còn thấp hơn so với thời điểm ế hàng.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều 2-4, Đội trưởng Đội Tham mưu Cảnh sát Giao thông Công an TP Hà Nội Nguyễn Văn Tòng cho biết: Công an Hà Nội sẽ tập trung cao độ một lực lượng Cảnh sát Giao thông (CSGT) tinh nhuệ để thực hiện xử lý thật nghiêm các lỗi vi phạm an toàn giao thông. Các lỗi Công an Hà Nội tập trung xử lý trong đợt ra quân đầu là lỗi điều khiển xe chạy quá tốc độ, người điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm ở đường quy định, cán vạch...

Đà Nẵng: Nhắc nhở hai tuần rồi xử phạt triệt để

Ngày 2-4, ông Đào Hồng Bôn - Trưởng Phòng CSGT TP Đà Nẵng - cho biết: Công an TP Đà Nẵng vừa tổ chức lớp tập huấn cho CSGT và Cảnh sát Trật tự (CSTT), thành lập tổ thanh tra giám sát lực lượng làm nhiệm vụ này và tăng cường thêm lực lượng CSGT tại các cửa vào TP Đà Nẵng. Trước mắt, chỉ tiến hành nhắc nhở trong 2 tuần đầu (kể từ ngày 4-4), sau đó sẽ xử phạt triệt để. Ông cho biết thêm, không quy định xe mô tô phải có 2 kính chiếu hậu, chỉ cần 1 kính ở bên trái là được. Nhưng phải đảm bảo quan sát được phía sau.

Từ 4-4, phạt tại chỗ khi mức phạt dưới 100.000 đồng

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 25 BTC (ngày 28-3) về việc hướng dẫn thu, nộp, quản lý, sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông (TTATGT). Theo đó, trường hợp phạt tiền từ 5.000 đồng đến 100.000 đồng, người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt tại chỗ, giao quyết định xử phạt cho người vi phạm và thu tiền phạt ngay tại chỗ (có biên lai thu tiền phạt).

Ở vùng xa xôi hẻo lánh, đi lại khó khăn hoặc ngoài giờ hành chính mà mức phạt từ 100.000 đồng trở lên, người có thẩm quyền phải lập biên bản xử phạt và chuyển biên bản đó cho người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt. Người vi phạm có thể nộp tiền phạt ngay tại chỗ. Người thu tiền phải nộp số tiền phạt thu được cho Kho bạc Nhà nước trong vòng 2 ngày kể từ ngày thu tiền (vùng xa xôi, hẻo lánh, vùng đi lại khó khăn thì thời hạn nộp cho kho bạc là 7 ngày). Trường hợp người vi phạm nộp tiền tại Kho bạc Nhà nước: Trong vòng 10 ngày kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.

Toàn bộ số tiền phạt vi phạm TTATGT được để lại cho địa phương để sử dụng cho công tác đảm bảo TTATGT và chống ùn tắc giao thông.

Cần Thơ: Các điểm sửa xe gắn máy quá tải

Một ngày trước khi NĐ 15/CP có hiệu lực thi hành, người dân Cần Thơ đua nhau dắt xe đi chỉnh trang, lắp đặt kèn, đèn xi nhan, kính chiếu hậu... khiến cho các điểm sửa xe trở nên “quá tải”, khách hàng tăng gấp 3, gấp 4 ngày thường. Tại cửa hàng bán phụ tùng trên đường Trần Hưng Đạo, khách hàng từ Ô Môn, Châu Thành, Phụng Hiệp... tấp nập đổ về mua hàng, sửa xe. Ông Lư Văn Em, ở Tân Bình (Phụng Hiệp), cho biết anh phải mang xe lên Cần Thơ chỉnh trang vì ở các chợ huyện, phụ tùng xe rất khan hiếm và giá bán cao gấp đôi, gấp ba ở TP - nhất là các loại “hàng nóng” như kèn, đèn, kính chiếu hậu... Các mặt hàng phục vụ cho việc “xuống đời” xe cũng tăng lên nhanh chóng do nhiều người tìm mua để “trả xe trở về nguyên trạng”. Chi phí “xuống đời” thấp nhất cũng 250.000 đồng/xe. Nhiều người dân Cần Thơ thắc mắc chuyện cấm đội nón lá, cấm mang dép cao gót... khi đi xe gắn máy... là khó. “Chẳng lẽ phải mang theo hai đôi dép hoặc bắt bà già đội nón két?”.

Tiền Giang: CSGT đổi ca ngay tại mặt đường

Từ 1-4 đến nay trên các tuyến Quốc lộ (QL) 1A, QL 50, QL 60 chạy qua địa bàn Tiền Giang lực lượng CSGT đã tỏ ra khá nghiêm khắc trong việc kiểm tra, xử lý các lỗi vi phạm của người điều khiển phương tiện giao thông, đặc biệt là phương tiện xe hai bánh gắn máy.

Ông Lê Văn Xây, Trưởng Phòng CSGT Đường bộ Công an tỉnh Tiền Giang, cho biết CSGT sẽ tăng cường tuần tra, kiểm soát gắt gao hơn trên hai tuyến trọng điểm là QL 50, QL 1A, xử lý nghiêm khắc và cương quyết các lỗi vi phạm theo đúng tinh thần NĐ 15. Tuy nhiên, cũng theo ông Xây, hiện tại trên tuyến QL 1A đang tồn tại một thực trạng: Người điều khiển xe thiếu các trang thiết bị hoặc không có MBH, giấy phép lái xe thường rẽ vào các đường nông thôn để tránh chốt kiểm tra hoặc vào quán giải khát ngồi chờ lực lượng kiểm soát nghỉ trưa, đổi ca. Hiện tại, Phòng CSGT Tiền Giang đã chỉ thị cho các đơn vị làm nhiệm vụ phải thực hiện đổi ca ngay trên mặt đường để đối phó với tình trạng này.

Đồng Tháp: 24 đội thanh niên tình nguyện

Ông Trần An Bình - Giám đốc Sở GTCC Đồng Tháp - cho biết: Tỉnh sẽ kiên quyết xử lý, không phân biệt đối tượng vi phạm, nhất là điều khiển mô tô không giấy phép lái xe, không đội MBH trên những đoạn đường bắt buộc và chấm dứt tình trạng học sinh không đủ tuổi quy định đi mô tô, xe máy.

Anh Lê Thành Công - Bí thư Tỉnh đoàn Đồng Tháp - cho biết với 24 đội thanh niên tình nguyện ở 11/11 huyện thị đã được thành lập (415 thành viên) sẽ phối hợp cùng với TTGT, CSGT, CSTT tham gia giữ trật tự ở 27 nút, điểm giao thông trọng yếu trong toàn tỉnh.

Tại Cà Mau, hầu hết người dân đều có ý thức gắn kính chiếu hậu. Anh Nguyễn Quang Khởi - Đội trưởng CSGT TP Cà Mau - cho biết dân Cà Mau thực hiện tốt những quy định mà NĐ đặt ra bởi sợ bị phạt. Vì vậy, trong những tháng gần đây, tình hình tai nạn giao thông giảm đáng kể, vi phạm giao thông giảm. Có ngày không xảy ra một vụ tai nạn nào.


Ông Lê Ngọc Tiến, Chánh Thanh tra giao thông, Cục Đường bộ VN: CSGT là lực lượng xử phạt chính

NĐ 15 đã tăng thêm phạm vi hoạt động và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ cho lực lượng Thanh tra Giao thông (TTGT). Theo đó, TTGT không chỉ có nhiệm vụ xử lý vi phạm thuộc lĩnh vực giao thông tĩnh như các quy định về điều kiện kinh doanh vận tải, đào tạo sát hạch lái xe... (được thực hiện theo những quyết định thanh tra hoặc lập đoàn thanh tra) mà còn trực tiếp ra quyết định xử phạt ngay đối với các hành vi vi phạm rõ ràng của người tham gia giao thông.

Tuy nhiên, trách nhiệm xử phạt chính vẫn thuộc về lực lượng CSGT. Vì phạm vi điều chỉnh của NĐ 15 rất rộng, liên quan đến nhiều bộ ngành khác nhau nên cần có sự phối hợp ăn ý. Cục Đường bộ VN đã làm việc với Cục CSGT đường bộ, đường sắt và Cục Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) để ban hành quy chế thực hiện chung, tránh tình trạng chồng chéo và có thể phối hợp thực hiện một cách có hiệu quả nhất.

Trung tá Lê Ngọc Thanh, Đội trưởng Đội 4 CSGT đường bộ Công an TPHCM: Bị bấm lỗ đến lần thứ ba phải thi lại

Các trường hợp bị giam xe hiện nay chúng tôi áp dụng khi người đi xe gắn máy vi phạm Luật Giao thông (ví dụ như đi ngược chiều, vượt đèn đỏ) mà khi kiểm tra không có giấy tờ xe hoặc không có giấy phép lái xe hay người điều khiển phương tiện không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông thì bị giam xe ít nhất là 10 ngày. Khi người điều khiển phương tiện giao thông có một lỗi vi phạm với mức phạt tiền từ 200.000 đồng trở lên thì bị bấm một lỗ trên giấy phép lái xe. Nếu bị bấm lỗ đến lần thứ ba thì CSGT sẽ chuyển giấy phép lái xe của người vi phạm đó đến cơ quan cấp bằng lái xe để làm thủ tục sát hạch thi lại.

 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo