xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bảo tồn chợ nổi 100 năm

Ca Linh

Khôi phục chợ nổi Ngã Bảy nổi tiếng khi xưa để làm động lực phát triển du lịch sông nước miệt vườn của cả vùng Hậu Giang

UBND thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang vừa khởi công dự án đầu tư xây dựng công trình bảo tồn và phát huy chợ nổi Ngã Bảy gắn với du lịch sông nước miệt vườn. Đây là động thái nhằm khôi phục lại chợ nổi, giúp người dân có nơi giao thương thuận lợi cũng như thu hút khách du lịch về Hậu Giang.

Tìm lại tiếng xưa

Chợ nổi Ngã Bảy nằm trên sông Cái Côn, là 1 trong 7 chợ nổi lớn tại ĐBSCL, như chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang); Trà Ôn (Vĩnh Long); Cái Răng, Phong Điền (Cần Thơ); Ngã Năm (Sóc Trăng) và chợ nổi Cà Mau (Cà Mau).

Ông Bạch Nhật Trường, Phó trưởng Phòng Kinh tế thị xã Ngã Bảy, cho biết: “Chợ này hình thành cách nay khoảng 100 năm, rất sung túc do nằm ở giữa 7 nhánh sông. Lúc ấy, khách du lịch đến tham quan rất nhiều. Vào năm 2002, vì lý do an toàn giao thông đường thủy, các ngành chức năng đã di dời chợ nổi Ngã Bảy về kênh Ba Ngàn, cách vị trí cũ 3 km, nằm ngay chợ Ba Ngàn nên hiện nay người ta còn gọi là chợ nổi Ba Ngàn”.

 

Mua bán trên chợ nổi Ngã Bảy Ảnh: NHẤT HOÀNG
Mua bán trên chợ nổi Ngã Bảy Ảnh: NHẤT HOÀNG

Tuy nhiên, khi di dời về đây, giao thông không thuận tiện nên nhiều tàu, ghe không còn họp chợ trên sông đông đúc như trước. Chợ Ba Ngàn cũng vắng tiểu thương nên tình hình mua bán trên sông giảm sút. Khách du lịch cũng tỏ ra thất vọng về việc này, nhiều thương hồ đã tìm những chợ nổi khác để cập bến. Từ đó, chương trình tham quan chợ nổi Ngã Bảy của các công ty du lịch cũng phải hủy bỏ. Theo dự báo của một số công ty du lịch, nếu tình trạng trên còn kéo dài thì trong một thời gian không xa, chợ nổi Ngã Bảy sẽ bị xóa sổ khỏi danh sách các chợ danh tiếng và dần bị lãng quên.

Để khôi phục lại chợ nổi, UBND tỉnh Hậu Giang đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình bảo tồn và phát huy chợ nổi Ngã Bảy gắn với du lịch sông nước miệt vườn, do UBND thị xã Ngã Bảy làm chủ đầu tư. Ông Nguyễn Hòa Duy, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thị xã Ngã Bảy, thông tin: “Dự án này có tổng mức đầu tư hơn 35 tỉ đồng, được xây dựng trên diện tích hơn 3 ha với các hạng mục: đường đi quanh chợ nổi, vỉa hè, kè sông cặp chợ, bến tàu khách du lịch… Công trình sẽ được thi công trong 1 năm”. Theo dự án này, chợ nổi Ngã Bảy một lần nữa được di dời tới vị trí nằm giữa cầu Phụng Hiệp và cầu Rạch Côn (bắc qua sông Cái Côn).

Phát triển du lịch xanh

Hiện nay, vẫn chưa có cơ quan chuyên trách và quảng bá cho du lịch chợ nổi Ngã Bảy. Các cơ sở phục vụ du lịch còn hạn chế, đa số tour du lịch từ nơi khác tự đến rồi đi, không có người hướng dẫn, không bãi đỗ xe và bán hàng lưu niệm cũng như chỗ ăn nghỉ còn khiêm tốn. “Khi dự án hoàn thành sẽ khắc phục được những yếu kém này. Những thương hồ buôn bán trên sông sẽ có nơi neo đậu an toàn cũng như khi du khách đi tham quan chợ nổi sẽ thấy được nét bình dị của người dân sông nước” - ông Duy phân trần.

Trung tâm Xúc tiến Du lịch tỉnh Hậu Giang đã đề xuất nhiều giải pháp để phát triển du lịch từ chợ nổi như xây dựng tàu du lịch, khách sạn nổi, nhà mát trên sông, đài ngắm sông, bảo tàng nổi… Ông Trịnh Quang Hưng, Bí thư Thị ủy Ngã Bảy, nói: “Hiện mới đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên bờ để tạo điều kiện cho người dân tụ họp buôn bán dưới sông. Sắp tới, chúng tôi sẽ kêu gọi đầu tư để làm nhiều dịch vụ thu hút khách du lịch tham quan”.

Theo ông Trần Công Chánh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, việc đầu tư dự án bảo tồn và phát huy chợ nổi Ngã Bảy nhằm tái hiện lại không gian chợ nổi “trên bến dưới thuyền” và đẩy mạnh phát triển du lịch Hậu Giang theo hướng du lịch xanh.

 

“Ngôi sao Phụng Hiệp”

Chợ nổi Ngã Bảy, còn gọi là chợ nổi Phụng Hiệp, hình thành vào khoảng năm 1915, trên một đoạn sông mênh mông rẽ mọi hướng. Sau đó, người Pháp đã cho đào 7 con kênh xáng trong vòng 10 năm thì nơi đây hình thành đầu mối giao thông thủy lớn nhất Nam Kỳ thời ấy. Người Pháp thường gọi Ngã Bảy là “ngôi sao Phụng Hiệp”. Từ các ngả, thuyền bè tụ họp về đây trao đổi mua bán đủ loại hàng hóa. Theo ông Bạch Nhật Trường, trước năm 2002, mỗi ngày đều có khoảng 1.000 lượt ghe, tàu neo đậu mua bán trên chợ nhưng khi di dời ở vị trí mới, chỉ có khoảng 200-300 lượt ghe, tàu neo đậu và thương hồ họp chợ trên sông, đến 2-5 giờ sáng là tan nên rất khó làm du lịch.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo