xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cái gì cũng nhập: Nông dân lại khổ

Phạm Hồ

(NLĐO) - Mang nền kinh tế tự cung tự cấp, chạy theo số lượng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, kỹ thuật lạc hậu, không có sự gắn kết giữa các vùng miền, các ngành, giữa sản xuất với tiêu thụ thì sẽ thất bại trong hội nhập


Rất nhiều bạn đọc bất ngờ trước thông tin Việt Nam phải nhập khẩu ồ ạt trứng, đường, gạo, muối... Đây là những mặt hàng thiết yếu và là những ngành Việt Nam có thế mạnh nhưng chúng ta đã không có chính sách phát triển, để hàng ngoại lấn át.
 
Xài hàng ngoại mà cứ hô hào

Chán nản cho vấn đề trên, bạn đọc Lê Minh, cho biết: “Một điều dễ thấy nhất là bán hàng nội lời rất ít còn bán hàng ngoại nhập thì lời rất nhiều. Hàng nhập thì chọn những thứ rẻ tiền nhập về bán giá cao, lời khủng, còn chất lượng thì tính sau. Phải nói một điều là một số doanh nghiệp của Việt Nam ăn xổi ở thì, chỉ thấy lợi trước mắt, còn cán bộ cấp hạn ngạch và hải quan thì... Thiệt hại chỉ có nông dân và người tiêu dùng lãnh đủ”.
 
img
Rất nhiều hàng hóa bán trong siêu thị là hàng ngoại nhập. Ảnh: Phương Nhung
 
Hậu quả nhãn tiền của việc này có thể thấy rõ, bạn đọc Kiều Vy, bức xúc: “Lúc nào cũng hô hào người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Hàng Việt đâu không thấy, thấy toàn hàng ngoại lai. Chỉ tội cho những người nông dân làm ra sản phẩm nhưng bán chẳng ai mua, mà có mua cũng với giá rẻ mạt. Cuối cùng người tiêu dùng lãnh đủ, còn người nông dân thì thiệt thòi”. Bạn đọc này phân tích thêm: Nước ta hơn 60% dân số là sản xuất nông nghiệp. Những ngành này ngoài việc mang lại ngoại tệ khi xuất khẩu còn mang ý nghĩa xã hội rất lớn: giải quyết việc làm ở nông thôn, bảo đảm an ninh lương thực, duy trì sự ổn định dân số các vùng miền... Nếu những ngành sản xuất này bị tác động mạnh thì sẽ gây ra những hậu quả khó lường.
 
Phân tích về thực trạng này, bạn đọc tên Luân chỉ rõ: “Gia nhập WTO là thế đó. Đây là sự trao đổi xuất, nhập hàng hóa giữa các nước. Nếu muốn “sống” và cạnh tranh với hàng nước ngoài thì các ngành sản xuất của ta phải nâng cao kỹ thuật và chất lượng cũng như giá cả. Chúng ta muốn bán hàng ra nước ngoài thì phải cho họ bán hàng của họ vào nước ta. Đây là cuộc chơi hết sức công bằng và đầy tính cạnh trạnh".

Bạn đọc này đưa ra giải pháp cho vấn đề: Nhà nước phải hết sức ủng hộ và tạo điều kiện cũng như cơ hội cho các ngành sản xuất trong nước(về thuế, phí) mới mong cạnh tranh với hàng nước ngoài. Kiểm soát chặt buôn lậu, chỉ nhập khẩu chính thức. Nếu hàng sản xuất trong nước tốt (về giá, chất lượng) chúng ta không sợ hàng nhập khẩu. Đây là một thách thức lớn đối với các ngành sản xuất trong nước nên Nhà nước phải sát cánh với doanh nghiệp, nông dân thì mới mong trụ được với cơn bão hàng hóa từ nước ngoài tràn vô khi chúng ta gia nhập WTO. Nếu không, Việt Nam sẽ bị triệt tiêu sản xuất và chỉ dùng toàn hàng nước ngoài.

Vì đâu nên nỗi...

Chỉ thẳng những yếu kém của các ngành sản xuất trong nước, bạn đọc Sư M.K, dẫn chứng: “Việt Nam là một trong những nước được ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên. Trái lại nguyên liệu nông sản và nhân công của mình rẻ thật, nhưng chi phí sản xuất như điện, mặt bằng, vận chuyển, các dịch vụ hỗ trợ... lại rất cao. Và quan trọng là muốn làm hàng tốt thì thiết bị, máy móc để sản xuất phải nhập từ nước ngoài, kể cả bảo trì, thay thế phụ tùng, linh kiện nên giá thành sản phẩm ở Việt Nam cao”.

Bạn đọc này phân tích thêm: Các doanh nghiệp Việt Nam thường tự cho rằng máy móc của mình hiện đại nhưng thực tế thì trái ngược. Một mặt là không sử dụng hết chức năng của máy móc, mặt khác cùng sản phẩm nhưng nước ngoài dùng ít nhân công hơn, ít sản phẩm hao hụt hơn, chất lượng cao hơn. Quan trọng nhất là khâu quản lý doanh nghiệp, chính sách hỗ trợ của họ rất tốt nên hàng hóa có tính cạnh tranh cao hơn hàng Việt Nam. Trong môi trường kinh doanh như hiện nay, doanh nghiệp đặt hiệu quả kinh tế lên hàng đầu nên họ nhập hàng hóa giá rẻ, chất lượng là điều tất yếu.
 
img
Rượu ngoại được bày bán tràn lan. Ảnh: Phương Nhung.
 
Ví dụ cụ thể về việc nhập khẩu đường, bạn đọc tên Hoa, cho biết: “Đường Thái Lan nhập ồ ạt vào Việt Nam là do giá rẻ hơn đường Việt Nam. Đường  của Việt Nam giá cao là do nhà máy mía đường nhập thiết bị cũ, phải tốn thêm chi phí sửa chữa, bảo trì máy, và kiểu quản lý "con ông cháu cha"... nên giá thành sản xuất cao. Có thời gian chúng ta tăng cường chống buôn lậu, các nhà máy đường liền tranh thủ tăng giá liên tục, tạo cơn sốt giá đường. Đến nay cho nhập khẩu đường chính thức thì các nhà máy cạnh tranh không nổi lại kêu ca”.

Bạn đọc Trần Khâu, thẳng thắn bày tỏ: “Đúng là một phần do hội nhập nên ta phải “chơi” theo luật quốc tế nhưng quan trọng là chúng ta không chủ động trong cuộc chơi này. Mang nền kinh tế tự cung tự cấp, chạy theo số lượng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, kỹ thuật lạc hậu, không có sự gắn kết giữa các vùng miền, các ngành, giữa sản xuất với tiêu thụ thì làm sao hội nhập thắng lợi được. Thua trên sân nhà là điều tất yếu”.
 
Hậu quả khôn lường

“Người nông dân sản xuất manh mún là do định hướng kinh tế yếu kém, không có chính sách để nông dân liên kết, sản xuất ổn định lâu dài. Đây là yếu kém lớn nhất nhưng không có ai dám thừa nhận, ai cũng lo làm việc khác hoặc đem tài nguyên nước nhà đi bán thôi. Hôm nay các nước còn cạnh tranh thì hạ giá, thời gian sau ngành sản xuất trong nước “chết” rồi thì họ bán giá nào thì chúng ta cũng phải mua. Điển hình là sữa đó thôi” - bạn đọc Trần Khánh.

“Hãy hình dung một bữa cơm đa quốc gia: Cơm nấu bằng gạo nhập từ Nhật Bản, trứng gà luộc của Trung Quốc, nước mắm mực Thái Lan, gà rô ti nhập từ Hàn Quốc, món chiên với dầu ăn Singapor, muối tiêu chanh là muối nhập tận bên Ấn Độ, tráng miệng có táo New Zealand hoặc cam Mỹ. Thậm chí ăn xong có thể xỉa răng bằng tăm tre Thái Lan. Đây là viễn cảnh bi đát của những ngành sản xuất trong nước”- bạn đọc Kim Thoa.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo