xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chiếm dụng công viên

Bài và ảnh: SỸ ĐÔNG

Tình trạng chiếm dụng công viên đang diễn ra khá phổ biến ở TPHCM, ảnh hưởng đến các hoạt động vui chơi, giải trí của người dân

Trong khi mảng xanh của TP ngày càng ít đi thì không ít công viên hiện hữu bị lấn chiếm làm nơi kinh doanh như mở quán cà phê, nhà hàng, lập sân khấu ca nhạc... 

Đua nhau kinh doanh

Vào buổi sáng, ở Công viên Âu Lạc (phường 4, quận 5 - TPHCM), hàng chục người ngồi uống nước trong nhà trú mưa. Bàn ghế được xếp kín, các khoảng trống được tận dụng tối đa, chỉ còn chừa một lối đi rất hẹp. Phía ngoài nhà chờ, dưới 5 cái dù lớn che nắng, bàn ghế để bán cà phê bày la liệt. Sát đó, một số cán bộ thanh tra đô thị ngồi uống nước và để xe bên cạnh, ngay trong công viên. Vòng ngoài, 2 quán nước khác phía đường Trần Phú trưng dụng ghế đá công viên cho khách ngồi uống nước. Nhiều bàn ghế xếp bên cạnh ghế đá khiến những người đến tập thể dục rất ngại ngồi vì sợ bị chủ quán “kiếm chuyện”.
 
img
Nhà trú mưa trong Công viên Âu Lạc, quận 5 bị chiếm dụng làm nơi bán cà phê

Công viên Văn Lang, ở phường 9, quận 5 cũng cùng chung cảnh ngộ khi các nhà trú mưa bị biến thành quán nước. Phần lớn những người uống nước đều ngồi trong quán, còn những người tập thể dục xong đành ngồi dọc các bậc tam cấp hay ghế đá trong công viên.

Tình trạng cắt một phần công viên cho các doanh nghiệp tư nhân thuê diễn ra ở Công viên Văn hóa Lê Thị Riêng (quận 10 - TPHCM) còn trầm trọng hơn. Một số doanh nghiệp sử dụng âm thanh công suất lớn, đèn màu lòe loẹt như “tra tấn” người dân đến đây vui chơi, tập thể dục. Buổi tối, người dân ở khu vực chung cư 590 đường Cách Mạng Tháng Tám và dọc đường Trường Sơn cạnh công viên này phải chịu sự “tra tấn” từ sân khấu ca nhạc, khu vui chơi phát ra từ công viên. Dưới danh nghĩa xã hội hóa, một đơn vị kinh doanh mở các dịch vụ vui chơi cho thiếu nhi thành 2 khu vực: miễn phí và thu phí. Tuy nhiên, điều khiến người dân lo ngại là khu vực miễn phí thì trò chơi nghèo nàn, xập xệ, còn khu vực thu phí thì đầu tư hoành tráng. Những mảng xanh đã bị phá hủy để xây dựng các công trình này thì không được công ty khôi phục như ban đầu.

Quận quản không nổi!

Theo UBND quận 5, 2 công viên Văn Lang và Âu Lạc đã bàn giao cho Công ty Dịch vụ Công ích quận 5 quản lý. Tuy nhiên, đại diện Công ty Dịch vụ Công ích quận 5 lại cho rằng công ty chỉ trồng, chăm sóc và bảo dưỡng cây xanh chứ không cho thuê đất bán cà phê trong công viên. Nhiều lần nhân viên công ty làm nhiệm vụ bảo dưỡng công viên cũng gặp khó khăn vì thiếu sự hợp tác của các chủ quán cà phê.

Ông Lâm Văn Phát, Giám đốc Công viên Văn hóa Lê Thị Riêng, thừa nhận những bất hợp lý ở 2 khu vực giải trí cho thiếu nhi. Vào tháng 3-2013, tổ kiểm tra của UBND quận 10 đã khảo sát toàn bộ công viên và yêu cầu đơn vị kinh doanh phải có trách nhiệm bổ sung mảng xanh còn thiếu do xây dựng công trình vui chơi giải trí.

Xung quanh phản ánh của người dân về sân khấu hoạt động quá giờ và gây ồn ào, ông Phát cho biết đã có phương án xử lý. Ngày 10-4, ban quản lý công viên đã họp với đơn vị tổ chức để tìm biện pháp khắc phục. Phía công ty đã cam kết điều chỉnh âm thanh phù hợp để không ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân.
 

Ông Trần Hoàng Thanh, ngụ phường 4, quận 5, ngao ngán:  “Công viên là nơi vui chơi công cộng nhưng  chính quyền địa phương lại cấp phép buôn bán tràn lan thì... không hiểu nổi”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo