xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chống tham nhũng: Nghiêm minh mới hiệu quả

Minh Đức (TP Kon Tum)

Mới đây, tại phiên thảo luận trên nghị trường về Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (TP HCM) đề xuất đưa quan chức đi thăm nhà tù.

Đây là đề xuất rất mới trong công tác phòng chống tham nhũng ở nước ta, trong khi đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Đề xuất này nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các quan chức trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ, hạn chế xảy ra tình trạng tham ô, tham nhũng. Tuy nhiên, sẽ không có tính khả thi bởi không thể buộc quan chức đi thăm nhà tù và quan chức cũng không có nghĩa vụ phải đi thăm nhà tù theo yêu cầu của cơ quan quản lý. Đồng thời, việc đưa quan chức đi thăm nhà tù liệu có thay đổi được hành vi, ngăn ngừa các tội phạm tham nhũng không?

Chống tham nhũng: Nghiêm minh mới hiệu quả - Ảnh 1.

Phiên xử sơ thẩm đại án tham nhũng từng xảy ra tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh 7. Ảnh: H.Nhung

Công tác phòng chống tham nhũng ở nước ta còn nhiều hạn chế xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng quan trọng nhất là việc thực thi các quy định của pháp luật còn chưa nghiêm túc; vẫn còn tình trạng cục bộ, bè phái, chạy chọt, bao che nhau khi xảy ra vụ việc tham nhũng. Nhiều vụ tham nhũng phải do cơ quan báo chí phát hiện thì mới được kiểm tra và xử lý; tỉ lệ phát hiện tham nhũng của các cơ quan thanh tra, kiểm tra còn hạn chế.

Các vụ tham nhũng tuy đã được phát hiện nhưng khi xử lý vẫn còn tình trạng "thí tốt giữ mã"; người tham nhũng cố tình che giấu, tẩu tán tài sản nên rất khó phát hiện và sẵn sàng chịu hình phạt chứ không khai báo, giao nộp tài sản tham nhũng. Cho nên, tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng bị thất thoát ở nước ta là rất thấp. Bên cạnh đó, hành vi tham nhũng ngày càng biến tướng, tinh vi, phức tạp; xu hướng tham nhũng chính sách ngày càng gia tăng. Nhiều vụ tham nhũng lôi kéo rất nhiều người tham gia, lợi dụng tập thể để tham nhũng, trục lợi cá nhân… Các vụ việc tham nhũng dạng này rất khó phát hiện, khi xử lý thì mất rất nhiều cán bộ.

Các quy định hiện hành ở nước ta là đủ sức ngăn chặn tình trạng tham nhũng. Vấn đề là thực thi thế nào? Nghiêm minh không? Công tác kiểm tra, giám sát có phát huy hiệu quả không? Việc sửa đổi, bổ sung Luật Phòng chống tham nhũng là cần thiết để khắc phục những hạn chế, bất cập, đáp ứng được yêu cầu trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng. Nhưng sửa đổi, bổ sung mà thực thi không đầy đủ, không nghiêm túc, ý thức chấp hành pháp luật về phòng chống tham nhũng của một bộ phận cán bộ, công chức còn chưa cao thì công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng vẫn không hiệu quả.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo