xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chưa thỏa thuận đã cưỡng chế!

Bài và ảnh: ĐỖ DU

Chưa thỏa thuận xong với người dân về phương án tái định cư nhưng UBND quận Hai Bà Trưng - Hà Nội và chủ đầu tư xây dựng khu thương mại, văn phòng, nhà ở Nguyễn Công Trứ vẫn tiến hành cưỡng chế nhà dân

Chiều 4-12, hàng chục người dân sinh sống tại nhà A1-A2 khu tập thể Nguyễn Công Trứ đã cùng nhau kéo lên phòng tiếp dân của UBND TP Hà Nội để phản đối kế hoạch cưỡng chế của UBND quận Hai Bà Trưng dự kiến diễn ra vào ngày 5-12.

img
Khu nhà A1-A2 thuộc khu tập thể Nguyễn Công Trứ (quận Hai Bà Trưng - Hà Nội)
bị cưỡng chế khi còn quá nhiều vấn đề chưa được làm rõ

Mập mờ

Việc người dân phản ứng về kế hoạch cưỡng chế xuất phát từ những việc làm thiếu minh bạch của chủ đầu tư và UBND quận Hai Bà Trưng. Đa số người dân cho biết họ ủng hộ chủ trương cải tạo chung cư cũ ở Hà Nội. Tuy nhiên, những căn hộ là tài sản mà họ phải tích cóp cả đời mới có được nên khi quyền lợi của mình chưa được bảo đảm, chính quyền đã vội vàng “hỗ trợ” doanh nghiệp cưỡng chế phá dỡ là không đúng quy định.

Bà Trần Thị Liên (nhà số 19-A2) cho biết gia đình bà đã sống ở khu tập thể được 50 năm. “Chúng tôi không thể giao sổ đỏ, ký kết với chủ đầu tư khi mà chưa rõ năng lực của họ, chưa rõ bao lâu sau khi giao nhà thì sẽ được trở về ở nhà mới, diện tích tăng thêm chúng tôi phải mua với giá bao nhiêu tiền mỗi mét vuông…” - bà Liên bức xúc.

Theo bà Đỗ Thị Mai (số nhà 52- A1), mặc dù tháng 3-2010, UBND TP Hà Nội mới ra Quyết định 1109 cho phép thu hồi đất để thực hiện dự án công trình thương mại, văn phòng, nhà ở nhưng chủ đầu tư và UBND phường Phố Huế (quận Hai Bà Trưng) đã tiến hành thủ tục di dời hàng chục hộ dân ở nhà A1-A2 từ năm 2009. “Từ đó đến nay, các hộ này vẫn phải ở nhà tạm cư và chưa biết tới khi nào mới được ở nhà tái định cư của mình” - bà Mai nói.

Người dân khu nhà A1-A2 Nguyễn Công Trứ cho biết họ đang bị đối xử bất bình đẳng đến khó tin. Trong khi ở những nơi khác, trước khi dời, chủ đầu tư đều cam kết rất rõ về diện tích căn hộ người dân được nhận, số diện tích phải mua thêm với giá bao nhiêu (đa số thấp hơn giá thị trường), thời gian bàn giao căn hộ, nếu không đúng hẹn bàn giao thì phải hỗ trợ người dân ra sao… thì chủ đầu tư dự án Nguyễn Công Trứ không đưa  ra bất cứ giao kèo nào.

Tuy nhiên, trong cuộc gặp gỡ với báo chí hôm 29-11, đại diện chủ đầu tư và ông Lâm Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng, vẫn khẳng định những đòi hỏi của người dân là khó chấp nhận được. Việc thực hiện cưỡng chế, giải phóng mặt bằng thực hiện dự án tuân thủ đúng các quy định của pháp luật (?!).

Có giữ lời hứa?

Theo UBND quận Hai Bà Trưng, năm 2010, Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP Hà Nội đã coi dự án chung cư cao tầng tại khu tập thể Nguyễn Công Trứ (nhà N3 cao 19 tầng) thuộc dự án cao tầng loại 2 được phép tiếp tục triển khai. Việc xây dựng nhà N3 sẽ bảo đảm tái định cư cho 100% hộ gia đình tại nhà A1-A2 và bố trí đủ khu sinh hoạt cộng đồng, kinh doanh cho các hộ ở tầng 1 cũ.

Điều này là trái với phát biểu của ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, tại hội nghị triển khai quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch chung Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ngày 24-11-2011.
Tại đây, ông Thảo khẳng định sẽ huy động mọi nguồn lực để hoàn thành hạ tầng kỹ thuật và đô thị mới để kéo người dân trong khu vực nội đô ra ngoài. “TP sẽ không cấp phép xây dựng mới cho các công trình cao tầng nào trong các quận nội thành. Trường hợp đã có quyết định sẽ điều chỉnh hợp lý” - ông Thảo khẳng định.
Theo nhiều chuyên gia xây dựng, khu vực chung cư Nguyễn Công Trứ nằm trọn trong Vành đai 2 của Hà Nội nên phải hạn chế xây dựng nhà cao tầng để giảm áp lực dân cư, giao thông vốn đã quá tải cho khu vực phố cổ. Việc xây dựng tòa nhà cao 19 tầng và nhiều tòa nhà cao tầng khác tại đây không những phá vỡ quy hoạch mà còn đi ngược với chỉ đạo của lãnh đạo TP.
Hơn nữa, đây là công trình xây dựng để kinh doanh nhà ở, không phải công trình an ninh quốc phòng hay công trình công cộng… nên  không thể tiến hành cưỡng chế khi chủ đầu tư và người dân chưa đạt được sự đồng thuận.

Tiền hỗ trợ tăng đột biến (!)

Theo bà Nguyễn Thị Oanh (căn hộ 7-A2 tập thể Nguyễn Công Trứ), do liên tục khiếu nại, tố cáo việc làm sai trái của chủ đầu tư và chính quyền địa phương, gia đình bà chỉ nhận được số tiền hỗ trợ rất ít ỏi. Tuy nhiên, sau khi kiên trì đấu tranh, phản ánh tới các cơ quan chức năng, số tiền hỗ trợ của nhà bà đã được điều chỉnh từ 8 triệu đồng năm 2010 lên gần 355 triệu đồng vào tháng 11-2012 (?!). “Đây là việc làm bất thường mà chúng tôi đã nhiều lần phản ánh nhưng không nhận được hồi âm từ chính quyền địa phương” - bà Oanh nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo