xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Công ty vàng đổ nợ!

Bài và ảnh: Quang Vinh

Trước những biểu hiện bất thường của Công ty TNHH Vàng Phước Sơn, chính quyền đã lên phương án ứng phó trong trường hợp công ty này vỡ nợ, đóng cửa

Như Báo Người Lao Động đã thông tin, Công ty TNHH Vàng Phước Sơn (viết tắt là Công ty Phước Sơn, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam) không chỉ nợ gần 300 tỉ đồng tiền thuế mà còn nợ các công ty, các tiểu thương tại huyện Phước Sơn hàng chục tỉ đồng. Hiện công ty đã tạm ngưng hoạt động, bị cưỡng chế đóng thuế.

Nợ từ cá nhân đến doanh nghiệp

Một chủ nợ của Công ty Phước Sơn là bà Lương Thị Bích Thủy (ngụ thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn) cho biết bị công ty này nợ 160 triệu đồng tiền đưa đón công nhân. Theo bà Thủy, công ty có ký hợp đồng thuê xe của bà đưa đón công nhân trong thời gian 8 tháng nhưng không trả tiền. Sau khi nghe tin công ty đóng cửa, bà Thủy đến văn phòng của công ty đặt tại TP Đà Nẵng thì được đại diện công ty trả lời: “Khi nào công ty hoạt động trở lại mới trả nợ dần, không thì mất luôn”.

Bà Lương Thị Bích Thủy (thứ hai từ phải qua) lo lắng vì bị Công ty TNHH Vàng Phước Sơn nợ 160 triệu đồng nhưng không hẹn ngày trả
Bà Lương Thị Bích Thủy (thứ hai từ phải qua) lo lắng vì bị Công ty TNHH Vàng Phước Sơn nợ 160 triệu đồng nhưng không hẹn ngày trả

Còn ông Đỗ Ngọc Thắng, Chủ tịch UBND thị trấn Khâm Đức, kể: Công ty Khai thác vật liệu và Xây dựng công trình Quảng An do vợ ông làm giám đốc bị Công ty Phước Sơn nợ 17,5 tỉ đồng. Từ khi công ty này bị người dân bao vây đòi nợ vào tháng 12-2013, đến nay chỉ trả được cho vợ ông khoảng 200 triệu đồng. Quá bức bách, ông Thắng đã xin từ chức để đi đòi nợ. “Gia đình tôi rất lo trước thông tin công ty này ngừng hoạt động. Hiện công ty chúng tôi là chủ nợ nhưng đồng thời cũng là con nợ của các nhà thầu, ngân hàng và người dân xấp xỉ số tiền Công ty Phước Sơn nợ chúng tôi” - ông Thắng bày tỏ và cho biết thêm đã chuẩn bị phương án khởi kiện công ty này.

Theo ông Hoàng Hoa, Chánh Văn phòng UBND huyện Phước Sơn, trước những biểu hiện bất thường của Công ty Phước Sơn như: khai thác vàng nhưng không nộp thuế, nợ người dân, doanh nghiệp gây mất an ninh trật tự, không thực hiện các chế độ chính sách cho người lao động..., trong kỳ họp HĐND vừa qua, UBND huyện Phước Sơn đã lên phương án ứng phó trong trường hợp xấu nhất xảy ra. “Chúng tôi đã chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) rà soát lại số lao động hiện hữu để có phương án tạo công ăn việc làm mới nếu công ty vỡ nợ. Tổng kiểm tra, rà soát lại tất cả các khoản nợ của công ty để báo cáo các ngành chức năng của tỉnh tăng cường kiểm tra, xử lý. UBND huyện chỉ đạo lực lượng công an tăng cường công tác quản lý để ổn định tình hình” - ông Hoa cho biết.

Quá ưu ái

Trước tình hình rất phức tạp tại Công ty Phước Sơn, trong buổi làm việc giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) với UBND tỉnh Quảng Nam ngày 23-7, ông Nguyễn Văn Thuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, cho biết công ty này đã đầu tư lớn nên dù muốn hay không cũng phải chuẩn bị đủ nguồn nguyên liệu cho công ty hoạt động. “Chúng tôi đã đưa toàn bộ 42 km2 (tương đương 42.000 ha) đất vào quy hoạch không đấu giá và giao cho Công ty Phước Sơn để bảo đảm công ty này hoạt động. Chúng ta phải tìm mọi cách ủng hộ cho công ty hoạt động. Nếu cản trở sẽ rất nguy hiểm bởi vì liên quan đến Luật Đầu tư, đến khiếu kiện của doanh nghiệp nước ngoài rất phức tạp” - ông Thuấn nói.

Trái lại, ông Nguyễn Viễn, Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Quảng Nam, cho rằng không có chuyện cấp 42 km2 đất cho Công ty Phước Sơn thăm dò khai thác vàng. Việc cho phép thăm dò chỉ trên mấy chục hecta. Ông Bùi Văn Ba, Trưởng Phòng Khoáng sản, Sở TN-MT tỉnh Quảng Nam, giải thích: Trước đây, Bộ TN-MT cấp phép cho công ty này thăm dò trên diện tích 42 km2 nhưng giấy phép thăm dò đã hết hạn vào cuối năm 2012. Theo quy định của Luật Khoáng sản, khi cấp giấy phép mới thì doanh nghiệp phải trả lại 30% diện tích đất rồi mới cho thăm dò tiếp tục. Công ty này đề nghị cấp 24/42 km2 nhưng UBND huyện Phước Sơn cho rằng năng lực quản lý của công ty còn hạn chế, cấp nhiều sẽ dẫn đến nạn khai thác vàng trái phép, mất an ninh trật tự nên đề nghị chỉ cấp phép 2 km2.

Liên quan đến vấn đề này, ông Hoàng Hoa lo lắng: Nếu cấp phép thăm dò 42 km2 thì diện tích này sẽ nằm trong vùng lõm của Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sông Thanh. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến diện tích rừng phòng hộ cũng như nhiều loài động vật quý hiếm đang được bảo vệ tại đây. “Bộ đã quyết rồi thì đành chịu chứ biết làm sao. Nếu cấp phép thăm dò cho công ty quá lớn thì rất khó quản lý” - ông Hoa lo ngại. 

Không có chuyện công ty bị cướp

Chiều 28-7, Tập đoàn Besra - chủ quản Công ty Phước Sơn - gửi thông báo đến các cơ quan báo chí với nội dung cho rằng kho vật tư của công ty đặt tại thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn bị người dân địa phương cướp phá, ước tính thiệt hại hàng tỉ đồng. Tuy nhiên, sáng

29-7, ông Hoàng Hoa cho biết không có vụ cướp nào như phía doanh nghiệp thông tin. Một số người dân thấy khay đựng quặng vứt ngoài trời trong khi nghe tin công ty ngừng hoạt động nên lượm về bán ve chai. Sau khi sự việc xảy ra, công an địa phương đã thu hồi các khay đựng quặng trên.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo