xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cứu người khó quá! (*): Tạo niềm tin vào pháp luật và lẽ phải

Vy thư ghi

Có niềm tin, người ta sẽ sẵn sàng giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, ra tay trước những chuyện bất bình, sai trái


“Hiệp sĩ” giao thông Nguyễn Văn Linh, người thợ rửa xe hơn 11 năm “giải cứu” kẹt xe Ảnh: HOÀNG TRIỀU

“Hiệp sĩ” giao thông Nguyễn Văn Linh, người thợ rửa xe hơn 11 năm “giải cứu” kẹt xe Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Bạn đọc Đỗ Ngô Trần: Luật pháp phải nghiêm

Sự vô cảm, im lặng giờ đã trở thành thói quen ở nhiều người. Phải chăng do cuộc sống hiện tại thường trực những bất công, đồng tiền chi phối lớn đến cách hành xử; tham nhũng, lợi ích nhóm hoành hành, pháp luật chưa nghiêm… khiến người ta mất niềm tin? Dần dần, họ vô cảm trước cái xấu, cái ác, không lên tiếng bảo vệ cái đúng; thấy chuyện bất bình thì thờ ơ, không can thiệp vì sợ phiền phức, bị trả thù; gặp cảnh tai nạn không làm chứng vì sợ rắc rối...

Dễ thấy nhất là chuyện người tố cáo tham nhũng chưa được vạ thì má đã sưng, đơn vừa gửi thì người bị tố cáo có thể biết để đối phó và xử lý các vấn đề trước khi có kiểm tra, thậm chí trù dập người tố cáo. Đây còn là bước đệm làm cho không ít người nghi ngờ, không tin vào pháp luật và lẽ phải.

Nhiều người im lặng vì cho rằng không hy vọng vào một sự thay đổi khi mà ở trong môi trường được cho cứ “im lặng là vàng”. Lên tiếng bảo vệ lẽ phải lại bị lẻ loi, đơn độc, có khi còn gặp rắc rối. Có một thực trạng đáng buồn là người giỏi lòe bịp, khua môi múa mép, làm được việc gì đó mà không cần tuân thủ quy định pháp luật thì có khi được cho là “khôn ngoan”, “biết điều”. Trái lại, người trung thực, ăn ngay ở thật, tin và làm theo lẽ công bằng thì bị chê là quê mùa, bất thường, vô dụng.

Một khi cái sai được ủng hộ, trắng đen đảo lộn thì sẽ xuất hiện tâm lý hoài nghi, không tin vào lẽ phải, sự nghiêm minh của pháp luật. Từ đó, dẫn đến suy nghĩ và hành động “mackeno”, miễn sao không đụng tới mình.

Vì thế, cần đem lại niềm tin vào pháp luật và lẽ phải để tạo an tâm cho người dám lên tiếng hay phản ứng trước chuyện bất bình, bảo vệ lẽ phải. Một ai đó hành động đúng được bảo vệ sẽ tạo hiệu ứng, một người lên tiếng sẽ có người khác hưởng ứng và ủng hộ để loại bỏ dần điều xấu.

Cụ thể, luật pháp phải nghiêm, xử lý cái xấu, cái ác với khung hình phạt đủ sức răn đe, tạo niềm tin cho người dám lên tiếng; kịp thời động viên, cổ vũ cho điều hay. Người thực thi công vụ phải nghiêm minh, công bằng, bảo vệ người dám tố giác tiêu cực. Trong cuộc sống, luôn đề cao sự trung thực, đạo đức… Chỉ có như thế mới xây dựng được niềm tin giữa người với người. Có niềm tin rồi, người ta sẽ sẵn sàng giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, ra tay trước những chuyện bất bình, sai trái.

Bạn đọc Phạm Nguyễn Quỳnh Thư: Học cách biết ơn

Đứng giữa việc giúp đỡ hay bỏ mặc người gặp nạn, tôi tin rất nhiều người vẫn lựa chọn làm điều gì đó cho đồng loại, lòng tốt vẫn hiện hữu khắp nơi.

Một cách kiểm chứng đơn giản, chỉ riêng tại TP HCM thôi, đã có biết bao tủ bánh mì từ thiện, quán cơm 2.000 đồng, thùng trà đá miễn phí, những điểm vá xe, sửa giày, thậm chí dạy nghề miễn phí. Hằng tuần, có biết bao nhóm bạn trẻ tham gia các hoạt động thiết thực để giúp đỡ những hoàn cảnh éo le, những mảnh đời cơ nhỡ hoặc hăng hái tham gia hiến máu cứu người. Báo chí cũng từng thông tin không ít vụ nhặt của rơi trả lại cho người, thầm lặng đi vớt rác, dọn vệ sinh làm sạch môi trường…

Thật sự, cuộc đời vẫn còn rất nhiều người tốt. Vấn đề là chúng ta có mở lòng để tìm kiếm, phát hiện và làm theo cái tốt, điều thiện hay không. Thế cho nên, đừng để nỗi sợ, sự hoài nghi lấn át cái tốt đang tồn tại trong xã hội. Dù bức xúc trước những câu chuyện làm ơn mắc oán, cũng đừng vì thế mà hoài nghi tình người trong xã hội vì điều đó ảnh hưởng đến cách sống tốt đẹp của mỗi người, biến chúng ta thành những kẻ lãnh cảm, nhẫn tâm.

Đặc biệt, để có được niềm tin vào con người, chúng ta cũng phải học cách biết ơn bởi niềm tin cũng bắt nguồn từ lòng biết ơn. Lòng biết ơn cho chúng ta chờ đợi và hy vọng vào những điều tốt đẹp, đem lại những suy nghĩ, cách nhìn và giải quyết hiện tượng, sự vật theo chiều hướng tích cực. Ngược lại, chúng ta dễ rơi vào cảm xúc bất mãn, cực đoan dẫn đến những hành động sai lầm, thậm chí vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý là trong mọi tình huống, để giúp đỡ người gặp nạn, rất cần sự bình tĩnh và những kiến thức, kỹ năng cơ bản trong ứng xử cũng như cứu người. Chẳng hạn, gọi cấp cứu, công an, nhờ những người xung quanh làm chứng… để không vô tình hại người và đem lại phiền phức cho bản thân. n

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 23-2

Theo bạn đọc Nguyễn Xuân Mai, để nhân rộng việc làm tốt, các cơ quan chức năng khi nhận được thông tin cần xử lý nhanh, có trách nhiệm, bớt “làm phiền” người dân bằng những thủ tục rườm rà, không cần thiết…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo