xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đất hiếm, tiềm năng lớn ở VN

PGS-TS Nguyễn Khắc Vinh- TS Bùi Đức Thắng

LTS: Cuối tháng 10-2010, dự kiến VN và Nhật Bản sẽ thảo luận về hợp tác khai thác đất hiếm tại nước ta. Bài viết của hai nhà khoa học ở Tổng hội Địa chất sau đây sẽ giới thiệu về tiềm năng đất hiếm ở VN

Việc khai thác đất hiếm bắt đầu từ những năm 1950, thoạt tiên là những sa khoáng monazit trên các bãi biển. Vì monazit chứa nhiều thorium (Th) có tính phóng xạ ảnh hưởng đến môi trường nên việc khai thác bị hạn chế.
 
Từ năm 1965, việc khai thác đất hiếm chủ yếu diễn ra ở vùng núi Pass, Colorado - Mỹ. Đến năm 1983, Mỹ mất vị trí độc tôn khai thác vì nhiều nước đã phát hiện mỏ đất hiếm. Trong đó, ưu thế khai thác dần nghiêng về phía Trung Quốc (TQ) vì nước này đã phát hiện được đất hiếm. Đến năm 2004, vùng mỏ Bayan Obo của TQ đã sản xuất đến 95.000/102.000 tấn đất hiếm của thế giới.
 
VN: Trữ lượng gần 1 triệu tấn
 
Tại VN, kết quả nghiên cứu, tìm kiếm từ năm 1958 đến nay đã phát hiện được nhiều điểm tụ khoáng đất hiếm ở Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe, Đông Pao (Lai Châu), Mường Hum (Lào Cai) và Yên Phú (Yên Bái).
 
Ở Bắc Nậm Xe, quặng chủ yếu là bastnaesit, dạng mạch trong tầng đá vôi hóa có hàm lượng R203 là 1,4%-5,14%. Quặng ở Nam Nậm Xe chủ yếu là barit - carbonat – bastnaesit, có hàm lượng RE 10%-10,78%, nằm trong tầng phun trào bazo andezit, andezitporphia.
 
Ở tụ khoáng Đông Pao, quặng chủ yếu là fluorit – bastnaesit – parizit - barit và bastnaesit – parizit, với hàm lượng R203 trung bình 10,7%. Tại tụ khoáng Yên Phú, quặng nằm trong trầm tích lục nguyên hệ tầng Sông Mua, tổ hợp khoáng vật chính là feguxonit – sonkinit – xenotim – magnetit, ở dạng bán phong hóa với hàm lượng Y203 0,7%.
 
Tụ khoáng Mường Hum có thành phần khoáng vật là zircon, monazit, granat, storolit... với hàm lượng RE203 là 0,63%-1,38%, Y203 khoảng 0,10,23%, U và Th rất thấp - 0,01%-0,02%.
 
 
img
Công nhân đang làm việc tại một mỏ khai thác đất hiếm ở Trung Quốc. Ảnh: Telegraph.co.uk


Ngoài 5 tụ khoáng  gốc trên, dọc bờ biển miền Trung cũng có quặng monazit, xenotim kèm ilmenit trong sa khoáng. Theo dự báo, VN có tài nguyên đất hiếm trên 17 triệu tấn và trữ lượng gần 1 triệu tấn, được xem là nước có tiềm năng lớn về đất hiếm.
 
VN đã nghiên cứu sử dụng đất hiếm trong các lĩnh vực nông nghiệp, chế tạo nam châm vĩnh cửu, biến tính thép, hợp kim gang, thủy tinh, bột màu, chất xúc tác trong xử lý khí thải ô tô... nhưng hiện vẫn dừng lại ở quy mô phòng thí nghiệm và bán công nghiệp.
 
Hằng năm, VN mới chỉ khai thác nhỏ, cỡ vài chục tấn quặng bastnaesit ở Đông Pao và vài ngàn tấn quặng monazit hàm lượng 35%-45% R203 ở sa khoáng ven biển miền Trung để bán theo đường tiểu ngạch.
 

TQ có trữ lượng đất hiếm lớn nhất

Đất hiếm gồm 17 nguyên tố và chia làm hai nhóm: Nhóm nặng gồm các nguyên tố: dysprosium (Dy), erbium (Er), europium (Eu), gadolinium (Gd), holmium lutetium (Lu), terbium (Tb), thulium (Tm), ytterbium (Yb) và yttrium (Y); nhóm nhẹ gồm: cerium (Ce), lathanium (La), neodymium (Nd), praseodymium (Pr), promethium (Pm), samarium (Sm) và scandium (Sc).

Các nước có trữ lượng đất hiếm đáng kể là TQ (27 triệu tấn, chiếm 30,6% thế giới), các nước SNG (19 triệu tấn, 21,5%), Mỹ (13 triệu tấn, 14,7%), Úc (5,2 % triệu tấn, 5,91%), Ấn Độ (1,1 triệu tấn, 1,25%). Một số nước có phát hiện đất hiếm nhưng trữ lượng ít là Brazil, Sri Lanka, Malaysia.

Ngoài Nhật Bản, nhiều đối tác như Ba Lan, Czech, Đức, Pháp... đã đến tìm hiểu và dự định hợp tác với VN để khai thác đất hiếm. Gần đây, khi TQ định ngừng xuất khẩu đất hiếm vào năm 2012, Nhật càng chú ý đến đất hiếm ở VN.
 
Nhiều công dụng
 
Đất hiếm được dùng rất rộng rãi, nhất là trong các ngành công nghệ cao, như: công nghệ thực phẩm, y tế, đánh bóng thủy tinh, sứ gốm, máy tính, màn hình tivi màu, chiếu sáng, ô tô thân thiện môi trường, nam châm, pin, xúc tác lọc hóa dầu, tên lửa, ra đa, công nghiệp hạt nhân, đối ứng với biến đổi khí hậu...
 
TQ là nước có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới. TQ cũng là nước khai thác đất hiếm nhiều nhất thế giới. Từ năm 2005 đến nay, sản lượng khai thác đất hiếm của TQ là 120.000 tấn/năm, chiếm 96,8% thế giới.
 
TQ khai thác bastnaesit và các khoáng vật đất hiếm khác ở vùng Nội Mông và bastnaesit ở tỉnh Tứ Xuyên, còn quặng hấp phụ ion đất hiếm được khai thác ở các tỉnh phía Nam như Giang Tây, Quảng Đông và Phúc Kiến. Năm 2007, TQ xuất các loại sản phẩm đất hiếm đạt 1,5 tỉ USD.
 
Nhằm bảo đảm tiêu dùng trong nước và môi trường, TQ nhanh chóng hạn chế xuất khẩu đất hiếm ra nước ngoài và đến năm 2012 sẽ ngừng hẳn xuất khẩu, đồng thời đóng cửa các khu mỏ gây ô nhiễm nghiêm trọng. Thậm chí, TQ còn thu mua các nguồn đất hiếm tại các nơi khác trên thế giới.
 
Trong những năm qua, có 4 nước khai thác đất hiếm đáng kể là TQ (120.000 tấn/năm, chiếm 97% tổng sản lượng thế giới), Ấn Độ (2.700 tấn/năm, 2,1%), Brazil (650 tấn/năm), Malaysia (350 tấn/năm)... Theo tài liệu của Sở Địa chất Mỹ công bố liên tục trong nhiều năm gần đây, thế giới có tổng tài nguyên đất hiếm là 150 triệu tấn, trong đó trữ lượng 99 triệu tấn và sản lượng khai thác 120.000 tấn/năm. Tính cả nhu cầu tăng hằng năm 5%, thế giới vẫn còn có thể khai thác đất hiếm đến gần 1.000 năm nữa.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo