xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Để người dân không "tự xử", pháp luật phải nghiêm

Quốc Dũng

Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra tình trạng người dân vây bắt, hành hung dã man, phá hoại tài sản những người nghi bắt cóc trẻ em, trộm chó

Điển hình là vụ bắt và hành hung nhầm người ở thôn Văn Phú, xã Quảng Văn, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình; vụ nghi vào làng bắt cóc trẻ em, người dân đập phá, đốt ô tô ở xã Hồng Lạc, Thanh Hà, Hải Dương. Mới nhất là vụ 2 người phụ nữ đi bán tăm bông để gây quỹ tình thương bị người dân ở huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội đánh hội đồng dã man, phải nhập viện vì nghi bắt cóc trẻ em.

Việc người dân có những hành vi bức xúc, phản ứng tiêu cực phần nào có thể hiểu được do các vụ bắt cóc trẻ em gây hậu quả đau lòng hoặc tình trạng trộm chó diễn ra tràn lan nhưng cơ quan chức năng chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả. Tuy nhiên, vấn đề đáng nói ở đây là nhiều vụ người dân đã bắt oan, hành hung nhầm người vô tội, chỉ vì… nghi ngờ. Đây là hành vi rất nguy hiểm, đe dọa, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân; gây mất an ninh, trật tự an toàn xã hội cần sớm có biện pháp chấn chỉnh, xử lý triệt để.

Vì vậy, trước hết cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến đến người dân những quy định pháp luật liên quan đến việc bắt, hành hung, phá hoại tài sản người khác và hậu quả pháp lý mà họ có thể phải gánh chịu khi thực hiện hành vi quá khích, trái pháp luật. Từ đó, giúp cho người dân có những hành động, ứng xử đúng khi phát hiện, bắt giữ người khác, kể cả trong trường hợp bắt, giữ người phạm tội quả tang. Thứ hai, xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác, nhất là các trường hợp bắt, hành hung nhầm người, phá hoại tài sản người vô tội để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân đã được pháp luật quy định. Thực hiện tốt điều này còn góp phần ngăn chặn, phòng ngừa tình trạng một số kẻ xấu lợi dụng sự thiếu hiểu biết, bức xúc trong người dân về vấn đề bắt cóc trẻ em, trộm chó… để vu khống, kích động người dân vi phạm pháp luật hoặc cố tình hãm hại người khác. Thứ ba, cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cần triển khai các biện pháp quyết liệt và tăng cường ra quân để phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với các loại phạm tội nói chung, đặc biệt là tội phạm bắt cóc trẻ em, buôn bán người, trộm cắp, cướp giật đang có xu hướng gia tăng hiện nay.

Thực hiện những điều này sẽ phần nào giải quyết triệt để tình trạng người dân "tự xử"; qua đó hạn chế tình trạng người dân do thiếu hiểu biết pháp luật, chỉ vì bức xúc, phẫn nộ trước hiện tượng tiêu cực của xã hội mà vi phạm pháp luật, thậm chí vướng vào vòng lao lý.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo