xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Để người dân tố giác tiêu cực...

Diệp Văn Sơn

Tiêu cực như cỏ dại, không nhổ liên tục thì cứ mọc lên. Muốn dẹp nó, trước hết phải tạo cơ chế cho người dân mạnh dạn lên tiếng tố giác hành vi xấu

TAND TP HCM vừa đưa vụ án nhóm cán bộ thuế thuộc Chi cục Thuế quận 1 vòi vĩnh, o ép để nhận tiền hối lộ của doanh nghiệp (DN) ra xét xử. Đây đúng là vụ án hiếm hoi mà cán bộ thuế bị DN tố cáo phải hầu tòa.
 
img
Ba cán bộ Chi cục Thuế quận 1, TP HCM ép doanh nghiệp đưa hối lộ bị hầu tòa mới đây.Ảnh: PHẠM DŨNG

Lỗ hổng pháp lý bị lợi dụng

Phải thừa nhận một thực tế là người dân và DN hầu như làm việc gì cũng phải “lót tay”. Chạy và bôi trơn song hành đã thành hiện tượng phổ biến. Có thể liệt kê vô số hành vi tham nhũng bằng việc bôi trơn, đưa phong bì để mua bằng cấp, danh hiệu, phiếu bầu; chạy chức, chạy quyền và nhiều kiểu chạy khác để có dự án, có kinh phí, chỗ làm, giữ ghế, được thay đổi tội danh, được xử vô tội... Rồi gần đây, do chính sách đối với người nghèo đem lại nhiều hiệu quả thiết thực nên có chuyện nực cười là chạy... nghèo!

Nói chung, cuộc sống có nhu cầu gì thì người ta đều phải chạy và bôi trơn cả. Đó đã trở thành thói quen, tập quán cho nên nhiều việc đương nhiên được hưởng không cần cậy cục, người ta vẫn cứ bôi trơn vì nếu không thì bị cho là... kém thức thời. 

Sự đa nghĩa trong các văn bản pháp luật chính là “thủ phạm” tạo điều kiện cho cán bộ thuế nhũng nhiễu, hạch sách DN mỗi khi phát hiện DN sai phạm. Một trong những kẽ hở tạo điều kiện tham nhũng là khâu ra văn bản hướng dẫn. Vài năm trước từng có văn bản không cho lưu thông trên đường container 40 feet. Chỉ tính riêng 9.000 container 40 feet ở cảng Hải Phòng bằng mọi giá đã phải hối lộ các trạm trên đường để được đi trót lọt thì số tiền lên đến bao nhiêu? Làm sao đo đếm hết những mất mát về lòng tin của người dân đối với cán bộ và bộ máy công quyền? Làm văn bản kiểu như vậy được ví là “đưa bóng cho đồng đội ghi bàn”.

Cũng như vậy, đã từng có cơ chế phân bổ quota (hạn ngạch) may mặc rối rắm, mù mờ và cái đích cuối cùng là gì thì ai cũng biết. Loại này nguy hiểm lắm, không phải vì không có năng lực dự báo tình hình thị trường, không có khả năng định hướng... mà thực ra những người thực thi công vụ hơn ai hết biết rất rõ, kịch bản đã được dàn dựng trước.

Phải bảo vệ người tố giác

Trên thực tế, trong hoạt động công vụ, có một nhóm người tự tung tự tác tạo ra những chiêu thức lập lờ, cố tình phức tạp hóa vấn đề theo kiểu “quậy đục nước để bắt cá”. Ai cũng biết có một thời DN dệt may phát sốt trước sức ép hàng hóa sản xuất ra ứ đọng, hàng chục ngàn công nhân có nguy cơ thất nghiệp, công ty bên bờ phá sản trong khi họ đã đầu tư vốn quá nhiều cho sản xuất. Chết sống gì, bằng mọi giá phải có quota! Quota rốt cục đã trở thành phao cứu sinh cho DN. Tất nhiên, người có quyền đặt điều kiện, ra giá quota là người giữ phao.

Đúng là phải có kênh để DN phản ánh nếu cán bộ thuế lợi dụng quyền hạn được giao để làm khó DN. Trong đợt trao giải các sáng kiến chống tham nhũng vừa qua tại Việt Nam, ông Thoniparambil Raghavan Raghunandan - người sáng lập website www.ipaidabribe.com (trang web Tôi đi hối lộ) - chia sẻ sáng kiến chống tham nhũng qua những câu chuyện rất gần gũi. Ông cho biết: “Ở Ấn Độ cũng giống Việt Nam, một bộ phận người dân đang có thái độ thỏa hiệp và coi rằng tham nhũng là một căn bệnh ở đâu cũng có.

Chúng ta chỉ có thể chống lại tham nhũng khi người dân không chấp nhận nó. Vì vậy, ý tưởng đầu tiên của tôi là cần có một nơi khuyến khích người dân bày tỏ những câu chuyện của mình về tham nhũng, dần dần thay đổi quan điểm của họ và cùng hợp tác với họ để chống lại tham nhũng”. Trang web chuyển đến người dân thông điệp: Nếu bạn không thay đổi thì rất khó đòi hỏi công chức phải thay đổi. Tuy nhiên, muốn vỗ tay thì phải cả 2 bàn tay, tức là phải có cả sự thay đổi từ công chức và cơ quan công quyền.

Đưa hối lộ là một tội. Vì vậy, muốn khuyến khích người dân tố cáo thì phải tuân thủ nguyên tắc bảo vệ những người đưa tin. Cộng đồng DN tán thành với việc cơ quan tố tụng không truy cứu trách nhiệm hình sự ông L.Q.D (chủ DN tố cáo các cán bộ thuế Chi cục Thuế quận 1). Khoản 6 điều 289 Bộ Luật Hình sự quy định người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì được coi là không có tội…

Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự…  Đó là động lực để các DN, người dân mạnh dạn tố cáo tiêu cực của cán bộ nhà nước.
 
Đừng để cái xấu trở nên bình thường!

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, tại mục 3 (nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách) có nêu: “... Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật để bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ; loại trừ khả năng để cán bộ và người thân của cán bộ lợi dụng chức vụ, vị trí công tác để trục lợi”.

Để thiết thực đưa nghị quyết vào cuộc sống, cụ thể là phòng chống tham nhũng đạt hiệu quả thì đừng để những chuyện xấu trở thành chuyện thường ngày mà không đem ra xét xử làm gương, dần xóa bỏ tập quán xấu như “lót tay”, chạy, bôi trơn...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo