xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Di dời cuốn chiếu nghĩa trang trong khu dân cư

Bài và ảnh: THU HỒNG

Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM đang hoàn tất đề án di dời nghĩa trang xen cài trong khu dân cư, theo quy hoạch là đến năm 2025

Huyện Hóc Môn, TP HCM là một trong những địa phương có diện tích đất mồ mả xen cài trong khu dân cư khá lớn với hơn 180 ha. Nhiều khu mộ có từ khá lâu, trước khi hình thành các khu dân cư nhưng qua quá trình đô thị hóa thì hầu hết đã bị nhà dân vây kín.

Nhiều vướng mắc

Đường Xuân Thới Thượng 7 - thuộc xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn - chỉ dài hơn 2 km nhưng 2 bên có đến 3 nghĩa trang lớn, gồm: Nghĩa trang Họ Nguyễn, Bình Vọng Tương Tế và Hoa Tranh. Đó là chưa kể ít nhất 4 khu đất mồ mả do các hộ gia đình quản lý.

Nói về chủ trương di dời nghĩa trang ra khỏi khu dân cư, bà Trần Thị Hai, ngụ xã Xuân Thới Thượng, bày tỏ: “Đa số người dân ở đây sử dụng nước giếng, rất sợ bị ô nhiễm từ các nghĩa trang. Nếu đã có chủ trương di dời nghĩa trang thì nên ngưng ngay việc chôn cất tại đây”.

Còn rất nhiều nghĩa trang xen cài với khu dân cư tại TP HCM
Còn rất nhiều nghĩa trang xen cài với khu dân cư tại TP HCM

Quận 12, TP HCM có 208 khu mồ mả với diện tích hơn 24 ha xen cài trong khu dân cư. Nằm sát Quốc lộ 1, nghĩa trang Sùng Chinh (phường Tân Thới Nhất, quận 12) nằm xen giữa những khu dân cư khang trang. Nghĩa trang này đã có từ rất lâu, trước khi mở rộng Quốc lộ 1. Cách đây vài năm, UBND phường thông báo không cho chôn cất nên khu vực này không phát sinh mộ mới.

Tại huyện Bình Chánh, TP HCM, các xã: Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân... cũng có rất nhiều đất mồ mả xen cài trong khu dân cư. Bên cạnh đó, nhiều gia đình sử dụng đất của mình để chôn cất người thân, họ hàng nên thường phát sinh xung đột với các hộ dân liền kề. Trước việc này, chính quyền địa phương cũng chỉ vận động chứ không thể cấm đoán vì còn vướng vấn đề tâm linh của người dân.

Chôn cất ở đâu?

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM, do kinh phí và nhân lực có hạn nên kế hoạch di dời nghĩa trang sẽ thực hiện theo hình thức cuốn chiếu. Trước mắt, TP sẽ di dời nghĩa trang có nguồn gốc đất công cộng do địa phương hay hội đoàn quản lý, sau đó mới đến nghĩa trang dân lập và mộ xen kẽ trong khu dân cư. Mộ cải táng sẽ được đưa về các nghĩa trang tập trung trên địa bàn TP HCM (theo quy hoạch rộng 140 ha) hoặc nghĩa trang mà TP liên kết với Bình Dương, Tây Ninh, Long An… xây dựng. Kế hoạch di dời được thực hiện đến hết năm 2025.

Bà Văn Thị Bạch Tuyết, Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn, cho biết phải chờ quyết định cuối cùng từ UBND TP HCM và thực hiện theo kế hoạch đề ra. Thực tế, đề án quy hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2020 đã tính đến chuyện giảm dần diện tích đất mồ mả. Cách đây vài năm, huyện đã vận động người dân không chôn cất, không để mộ phát sinh. Thế nhưng, việc vận động gặp không ít khó khăn, nhất là các khu mộ dân lập vì việc bán đất làm mồ mả có giá rất cao.

Tại huyện Hóc Môn đến nay vẫn chưa có nghĩa trang nhân dân, phải chờ TP thỏa thuận về địa điểm. Đây không chỉ là nguyện vọng của người dân mà huyện cũng rất muốn thực hiện sớm bởi  khi di dời nghĩa trang thì bà con không biết chôn cất người thân ở đâu. 

Đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường quận 12 cho biết: “Khi TP HCM có lộ trình, có nơi để di dời, có kế hoạch hỗ trợ cụ thể thì các quận - huyện sẽ bắt tay làm ngay. Hiện nay, rất khó trả lời người dân nếu họ hỏi di dời nghĩa trang thì chôn cất người chết ở đâu?”.

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo