xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đi du lịch như đánh trận !

Phạm Hồ

(NLĐO) - Với tư duy và cách làm du lịch như các vị lãnh đạo ngành du lịch hiện nay, không chỉ du khách nước ngoài mà ngay cả người Việt Nam cũng quay lưng với du lịch nội địa.

Cùng trong một khu vực, Thái Lan có ít danh lam thắng cảnh hơn nhưng mỗi năm họ đón đến 20 triệu du khách nước ngoài còn Việt Nam cố gắng đạt được... 6 triệu. Những con số trên đã nói lên năng lực làm du lịch của chúng ta đến đâu và cái tầm của những người làm du lịch như thế nào?

Một lần là... cạch
Một bạn đọc người Mỹ gốc Việt tên là Phillip cho biết: “Nói đến du lịch Việt Nam tôi buồn không tả được. Đà Lạt ngày xưa thơ mộng như thế nào mà bây giờ... như một cái gánh hát xập xệ, lòe lẹt, ôi thôi là màu. Có một vài người bạn Mỹ có ý định du lịch đến Việt Nam muốn tôi cho ý kiến. Tôi chỉ biết lắc đầu ngao ngán, trong khi những bạn khác là người Nhật, Mexico, Argentina... thì hào hứng thao thao bất tuyệt về đất nước của họ. Thật tình thì tôi không muốn những người bạn ấy đến du lịch Việt Nam, vì tôi sợ rằng sau chuyến du lịch trở về Mỹ, họ sẽ có cái nhìn khác về tôi...”.

Cùng tâm trạng, bạn đọc Minh Khang cho rằng nạn chèo kéo, chặt chém, lừa gạt, rác rưởi... là nét "riêng" của du lịch Việt Nam. Thêm vào đó, người người làm du lịch, nhà nhà làm du lịch, chỉ thấy các lợi trước mắt, không có quy hoạch lâu dài thì làm sao không èo uột và chán chê được. “Ở Thái Lan, thiên nhiên đâu có ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh như ở Việt Nam nhưng sao họ thành công? Đừng tự ái và đừng tự cao tự đại, hãy qua Thái Lan mà học?” - bạn đọc này nói.
 
img
Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh nhưng cách làm du lịch chưa bài bản nên chưa thu hút được nhiều du khách. Ảnh: Lý Tài 

Nhiều bạn đọc khác chỉ ra cụ thể những kiểu chặt chém mà họ gặp phải khi đi du lịch. Bạn đọc Nguyễn Văn Thành kể: “Tôi vừa đi du lịch Sầm Sơn (Thanh Hóa). Cả nhóm 10 người chúng tôi mua dừa, họ hét 300.000 đồng/trái. Kỳ kèo trả giá họ chịu bán 20.000 đồng/1 trái. Sau khi uống xong họ bắt tôi trả 2.720.000 đồng. Họ giải thích: Chúng tôi chỉ trả giá 20.000 đồng cho quả thứ nhất, 9 quả còn lại chưa trả giá”.
 
Một bạn đọc khác cho biết: Nhà nước đầu tư làm con đường từ chân núi lên đến đỉnh núi của Khu Du lịch núi Cấm (An Giang). Tuy nhiên, du khách không được chạy xe của mình lên đến đỉnh, phải gửi xe lại và đón xe của "người địa phương" để đi với giá cắt cổ. Đi 1 lần là tôi tởn tới già. Một bạn đọc khác cũng chia sẻ: đi du lịch ở Tam Cốc, Bích Động hay Trường An (Ninh Bình) cũng rất mệt mỏi. Trên đường đi, những người lái đò cứ liên tục kể khổ với du khách mà mục đích là xin thêm tiền. Tự nguyện cho thêm tiền vì sự hài lòng,, vì đã được phục vụ tốt thì không sao nhưng cho thêm tiền chỉ vì phải bị kể lể trên suốt chuyến đi thì... cũng khổ thật.
 
Kém cỏi
Trước phát biểu của ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam, về việc người Việt Nam đi du lịch nước ngoài nhiều là... bình thường, nhiều bạn đọc cho rằng lãnh đạo của ngành du lịch không dám nhìn thẳng vào thực trạng. Nước ta có rất nhiều điểm du lịch đẹp nhưng với cách làm lôm côm như hiện nay, dù là người Việt Nam cũng chán nản mà đi du lịch nước ngoài chứ chẳng có gì bình thường như ông Tuấn phát biểu.
 
Bạn đọc Hoàng Huy nói: “Đừng phủ nhận thực trạng quá tệ của ngành mình nữa, thưa ông tổng cục trưởng. Cứ ngụy biện, không dám chấp nhận sự thật thì du lịch Việt Nam chừng nào mới khá lên nổi? Đi du lịch trong nước tính ra còn đắt hơn đi nước ngoài (chưa kể bị chặt chém) thì người dân tẩy chay du lịch trong nước là hiển nhiên. Cùng nhìn nhận như trên, bạn đọc Lê La bảo: "Đừng chống chế nhằm khỏa lấp những yếu kém trong quản lý và tổ chức của ngành du lịch". 
 
Ngoài những gì mà bài báo đã nêu thì ai từng đi du lịch cũng có thể kể ra vô số những yếu kém, bất hợp lý của ngành du lịch nội địa. Hãy nhìn nhận thực tại để còn biết cầu thị mà tiến lên, cứ ngồi rung đùi tự mãn như hiện nay thì cũng sẽ có lúc "dẹp tiệm" thôi.
img
Thành Nội (Huế), một trong những điểm du lịch hấp dẫn du khách. Ảnh: Thanh Long 

Một bạn đọc, lấy tên là Người Yêu Du Lịch, thẳng thắn: “Lẽ ra các vị lãnh đạo ngành du lịch phải thấy hổ thẹn khi bản thân người Việt Nam quay mặt với cách làm du lịch trong nước. Tôi rất tức giận với nạn chặt chém và chụp giựt tại các khu du lịch trong nước. Đi du lịch để tái tạo sức lao động, lấy lại tinh thần, vui chơi, giải trí chứ đi mà căng thẳng từng giây từng phút, ấm ức trong lòng, thậm chí còn bị hăm dọa... thì đi làm cái gì? Chúng tôi đi du lịch Thái lan Campuchia, Lào, Malaysia... được đón tiếp nồng hậu và thân thiện, “đáng đồng tiến bát gạo”. Chúng tôi cũng muốn làm giàu cho đất nước, muốn các khu du lịch trong nước phát triển nhưng với cung cách lãnh đạo, quản lý và hoạt động của các khu du lịch hiện nay thì tôi sẵng sàng quy lưng với du lịch trong nước”.
 
Phải thay đổi tận gốc

Bạn đọc Tuấn Anh góp ý: “Tôi may mắn được đi rất nhiều nước ở châu Âu, Mỹ và nhiều nước ở châu Á, tôi càng thấy Việt Nam ta có bề dày lịch sử với nhiều di sản thế giới và đặc biệt là có bờ biển dài với rất nhiều bãi biển tuyệt đẹp. Tiếc rằng chúng ta lại quá yếu kém trong khâu dịch vụ, chưa kể đường sá, giao thông, nhất là nạn chặt chém, đeo bám, thậm chí cả lừa đảo, cướp giật... Tất cả những hạn chế đó làm cho khách ngán ngẩm không muốn đến Việt Nam. Vì vậy để khai thác, phát huy thế mạnh của mình, ngành du lịch Việt Nam cần có một cuộc cách mạnh thực sự, với sự chung tay, đồng lòng của các cấp, các ngành và người dân... thì mới hy vọng tạo ra sức hút của ngành du lịch.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo