xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dịch bệnh hại đồng tôm

Bài và ảnh: HỒNG ÁNH

Nhiều cánh đồng tôm ở tỉnh Phú Yên bị bỏ hoang bởi dịch bệnh tràn lan, thời tiết bất thường, đặc biệt không có lụt để rửa trôi chất bẩn, mầm bệnh

Những năm trước, sau ngày 23-10 âm lịch, người nuôi tôm bắt đầu thả giống. Thế nhưng, đến thời điểm này, các cánh đồng tôm ở Phú Yên vẫn đang bỏ hoang. Chưa một ai cải tạo ao hồ, bắt đầu vụ tôm mới.

Lo ngại dịch bệnh

Tại cánh đồng tôm trọng điểm của tỉnh Phú Yên rộng gần 2.000 ha ở các xã Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Nam, Hoà Hiệp Trung, Hòa Tâm, Hòa Xuân Đông (huyện Đông Hòa), dù đang vào vụ nuôi tôm nhưng im vắng lạ thường.

“Thời tiết thế này chẳng ai dám thả giống tôm để nuôi” - ông Nguyễn Tấn Phát (46 tuổi, ở thôn Đa Ngư, xã Hòa Hiệp Nam) đang đánh bắt cá trên hồ nuôi tôm của mình, cho biết. Theo ông Phát, năm qua chẳng có trận lụt nào nên dù cải tạo ao hồ kỹ đến mấy, mầm bệnh vẫn tồn lưu trong môi trường, dễ dàng trở lại ao hồ làm bùng phát dịch bệnh.

img
Ông Nguyễn Tấn Phát (xã Hòa Hiệp Nam, huyện Đông Hòa - Phú Yên)
phải đánh bắt cá kiếm bữa ăn trên ao nuôi tôm bỏ hoang của mình

Ông Ngô Kim Đồng, Phó Phòng NN-PTNT huyện Đông Hòa, nhận định: Dịch bệnh tràn lan trong vụ nuôi trước khiến hơn 90% diện tích hồ ở đây bị mất trắng sẽ là mối đe dọa cho vụ tôm này. “Đến giờ, các nhà khoa học chỉ mới biết dịch bệnh làm teo gan tụy của tôm, còn nguyên nhân do đâu vẫn chưa thể xác định nên không loại trừ mầm bệnh vẫn nhiều trong môi trường” - ông Đồng nói.

Theo một cán bộ nông nghiệp nhiều năm gắn bó với nghề nuôi tôm ở huyện Đông Hòa, nguyên nhân gây dịch bệnh có thể xuất phát từ con giống. Tôm thẻ chân trắng là giống ngoại nhập, môi trường tự nhiên ở nước ta không có. Sau hơn 10 năm đưa giống tôm này vào Việt Nam, một cơ sở sản xuất giống tôm lấy chính tôm nuôi làm tôm bố mẹ nên giống tôm thẻ chân trắng đã bị suy thoái.

Đứt vốn nuôi tôm

Ông Lương Văn Nam (52 tuổi, ở xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa) sống bằng nghề nuôi tôm hơn 20 năm nay nhưng đến giờ cũng ngán ngẩm. Liên tiếp 2 vụ tôm trong năm qua, 3 ao nuôi tôm của ông với diện tích hơn 12.000 m2 đều bị dịch bệnh, thua lỗ hơn 450 triệu đồng. Hiện ông vẫn còn nợ ngân hàng trên 200 triệu đồng. “Ngân hàng bây giờ không cho vay, bà con nuôi tôm cũng lỗ nên chẳng còn chỗ nào vay tiền để đầu tư vụ mới” - ông Nam rầu rĩ.

Theo ông Ngô Tận, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Hiệp Nam, trong vụ nuôi tôm trước, cả xã thả nuôi 430 ha nhưng có 97% diện tích ao nuôi bị dịch bệnh, trên 800 hộ nuôi tôm xã này lâm vào cảnh nợ nần. Trung bình mỗi hộ nuôi tôm ở đây còn nợ ngân hàng khoảng 200 triệu đồng. “Chúng tôi đã nhiều lần đề nghị Chi nhánh Ngân hàng NN-PTNT huyện Đông Hòa cũng như đề nghị huyện, tỉnh can thiệp đến ngân hàng giúp khoanh nợ hoặc dãn nợ để cho người dân tiếp tục vay vốn nuôi tôm, có tiền trả nợ nhưng hiện vẫn chưa được nên người dân chẳng còn biết tìm đâu ra vốn nuôi vụ mới” -  ông Tận nói.

Lùi vụ và nuôi thưa

Trước tình hình thời tiết bất thường cũng như lo ngại về dịch bệnh có thể bùng phát, Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên khuyến cáo người nuôi tôm thả giống muộn hơn mọi năm. Vụ tôm năm nay chỉ được bắt đầu từ tháng 1-2013. Ông Nguyễn Khắc Tân, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Phú Yên, cũng cho biết: Trung tâm đã mở 28 lớp tập huấn nuôi tôm thẻ chân trắng trong tình hình môi trường và thời tiết bất lợi. Năm nay, bà con nên nuôi thưa, thả ít tôm giống hơn mọi năm để hạn chế dịch bệnh cho tôm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo