xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đìu hiu nhà cổ Trần Ngọc Du

Bài và ảnh: Trường Trí

Nhà cổ Trần Ngọc Du là công trình có giá trị về mặt lịch sử và nghệ thuật kiến trúc. Nếu không có biện pháp bảo tồn, quản lý một cách bài bản, di tích này có nguy cơ bị quên lãng

Chúng tôi đến thăm ngôi nhà cổ Trần Ngọc Du (phường Tân Vạn, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) vào một ngày đầu tháng 6. Ngôi nhà hơn trăm năm tuổi từng được UNESCO trao “Giải thưởng công trạng kiến trúc nhà Việt cổ” (năm 2004) và UBND tỉnh Đồng Nai xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh (năm 2005). Thế nhưng, di tích này đang rơi vào tình trạng “cửa đóng then cài” và có dấu hiệu xuống cấp.

Được kiến trúc sư Nhật trùng tu tỉ mỉ

Ngôi nhà do cụ Trần Ngọc Du (1862-1932), vốn là tri huyện Phước Chánh, phủ Phước Long, tỉnh Biên Hòa (cũ) xây dựng từ năm 1900 trên mảnh đất hương hỏa của dòng tộc họ Trần, có tổng diện tích sử dụng khoảng 1.200 m2, mặt tiền hướng ra sông Đồng Nai, mặt hậu dựa lưng vào núi Sảnh, thuận theo thuyết bền vững của phong thủy. Nhà được xây dựng theo dạng nhà rọi, có 3 gian, 2 chái; mái lợp ngói âm dương, nền lót gạch tàu do cụ Trần Ngọc Du trực tiếp chỉ đạo toán thợ mộc Thủ Dầu Một và Biên Hòa vào rừng tuyển gần 200 cây gỗ quý các loại làm cột, xuyên, đòn tay, rui và xẻ ván để trang trí nội thất. Toàn bộ số gạch lát nền và ngói âm dương được đặt mua ở các lò gốm vùng Tân Vạn, đá tảng dùng kê chân cột được khai thác từ núi Sảnh. Riêng việc chạm trổ các họa tiết nơi cánh én, khuôn bông, đầu các vì kèo, cửa buồng, khánh thờ, bàn thờ theo các mô típ dân gian, như: tùng - lộc, cúc - bướm, trúc - mai... được làm rất cẩn trọng, tỉ mỉ trong suốt 2 năm.

 

Di tích nhà cổ Trần Ngọc Du
Di tích nhà cổ Trần Ngọc Du

 

Bên trong nhà cổ
Bên trong nhà cổ

 

Trải qua thăng trầm của thời gian, do tác động của tự nhiên, xã hội, từ năm 1965, khu nhà dưới bị sập hoàn toàn. Ngôi nhà cổ hiện nay chỉ là nhà trên. Năm 2002, Tổ chức Văn hóa và Phục hồi văn hóa của Nhật Bản (JICA) cùng Trường Đại học Nữ Chiêu Hòa Nhật Bản (Showa Women’s University) tài trợ 800 triệu đồng để trùng tu và sửa chữa ngôi nhà cổ Trần Ngọc Du. Trong suốt 2 năm, ngôi nhà được kiến trúc sư Akiyoshi Ejima cùng các chuyên gia Nhật Bản trực tiếp trùng tu.

Theo bà Võ Ánh Tuyết (60 tuổi, vợ ông Trần Ngọc Bửu Hiệp, cháu gọi ông Trần Ngọc Du bằng cố nội, nay đã mất), người đang trông giữ nhà cổ, các chuyên gia Nhật Bản làm việc rất kỹ lưỡng, nghiêm túc. Họ lấy từng mẫu gỗ đưa về Nhật thử nghiệm. Đặc biệt các cột nhà, kèo, mái hiên… được phục chế hoàn toàn không “pha chế”, thậm chí không được đánh bóng bằng vécni. Những cây cột hư bọng có thể vá được thì đục khoét rồi dùng vật liệu cùng loại, cùng tuổi lắp vào để sau này khi chỗ vá xuống màu sẽ tiệp với màu cột cũ; cột nào quá nát mới phải thay cột mới. Phần nền được làm lại bằng lớp bê tông dày và lát lại gạch cũ đúng kiểu xưa. Phần vách được cấu ghép bằng những móc sắt, tráng xi măng và đổ bê tông trên phần đầu tường để giữ các đầu kèo. Riêng cửa trước đã bị mất, ông Akiyoshi Ejima cho làm cửa khung song vách phên tre, có thể tháo lắp dựa theo khuôn mẫu của nhà xưa ở các làng quê Nam Bộ.

Cửa đóng then cài

Bà Tuyết cho biết từ khi ngôi nhà cổ được công nhận là di tích thì chỉ “ồn ào” một thời gian ngắn, nhiều đoàn khách tò mò ghé tham quan nhưng đến một lần rồi thôi. Gần đây, hiếm hoi lắm mới có khách đến tham quan.

Được biết, năm 2007, thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động bảo tồn nhà cổ Trần Ngọc Du, cháu chắt cụ Trần Ngọc Du đã cải tạo khoảng sân trước của nhà cổ thành quán cà phê sân vườn nhằm phục vụ du khách tham quan. Kinh doanh cà phê không hiệu quả, họ chuyển sang bán quán nhậu. Tuy việc kinh doanh trong khuôn viên nhà cổ chỉ diễn ra thời gian ngắn nhưng cũng góp phần phá vỡ cảnh quan, biến khuôn viên thành một “bãi chiến trường” nhếch nhác. Hơn nữa, hậu duệ cụ Trần Ngọc Du hiện sống và sinh hoạt ngay trong ngôi nhà cổ nên du khách khi đến viếng thăm có cảm giác không thoải mái.

“Từ khi ngôi nhà được công nhận là di tích, gia đình phải tiếp nhiều đoàn khách du lịch, các nhóm khách đi lẻ đến tham quan nhưng không nhận được bất cứ nguồn kinh phí hỗ trợ nào từ phía nhà nước để có chi phí tu bổ ngôi nhà. Thậm chí, tấm bảng hiệu đặt ngoài đầu đường chỉ dẫn đường vào khu nhà cổ bị gãy đổ gần 1 năm nay cũng không có tiền dựng lại tấm bảng mới. Một số chân ghế, mặt bàn bị mối mọt đục thủng, gãy rụng, tôi cũng không biết kêu ai, báo ai để “xin” tiền sửa chữa...” - bà Tuyết trình bày.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo