xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đòi lại vỉa hè, dễ hay khó?: Hành động quyết liệt sẽ thay đổi dần ý thức

Lê Phong ghi

Không nhân nhượng, tăng cường xử phạt, dẹp bỏ tình trạng ô tô đậu không đúng quy định, đi sai làn… là những giải pháp cần áp dụng để trả lại sự thông thoáng cho vỉa hè

Tiến sĩ - kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn:

Tăng cường xử phạt

Trung tâm TP HCM thuộc dạng đô thị cũ, quy hoạch từ thời Pháp nên đường rất chật hẹp. Đáng tiếc là thay vì phát triển các khu vực lân cận, TP HCM lại cho “cấy” các tòa nhà cao tầng làm tăng mật độ dân cư và giao thông, dẫn đến ùn ứ và kẹt xe. Sốt ruột vì mất quá nhiều thời gian chen chân trong rừng xe cộng thêm khói bụi ngột ngạt khiến một số người dân phải leo lên lề đường, vỉa hè để đi.

Hành vi đi xe máy trên lối đi bộ là sai nhưng để hạn chế tình trạng này, giải pháp trước mắt là tăng cường xử phạt chứ việc lắp barie rất “kỳ quái”, không khả thi. Ở nước ngoài có lắp barie nhưng chỉ thực hiện ở trung tâm thương mại, chung cư. Nói tóm lại đó là khu vực ngăn cản xe máy vào lối đi bộ và là tuyến đường tư nhân. Còn đường công cộng không ai lắp barie cả. Những barie như vậy vừa mất mỹ quan đô thị vừa gây nguy hiểm cho người đi bộ, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ và người già. Vì vậy, theo tôi, không nên khuyến khích nhân rộng mô hình này.

Trách nhiệm dẹp tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lề đường cũng như hành vi chạy xe lên vỉa hè là của lực lượng chuyên trách. Cụ thể, phải tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm. Cách đây gần 10 năm, việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy vấp rất nhiều ý kiến trái chiều. Sau khi cảnh sát giao thông xử phạt quyết liệt, ý thức của người dân cũng thay đổi. Tôi dẫn chứng câu chuyện này để thấy nếu ta kiên quyết phạt nặng, sẽ dần dần thay đổi ý thức, thói quen xấu.

Về lâu dài, cần tổ chức lại quy hoạch đô thị nhằm kéo giảm mật độ dân cư dồn về trung tâm làm việc. Cụ thể, nên quy hoạch các quận, huyện lân cận xây các địa điểm vui chơi, xây những tòa nhà để người dân sinh sống, làm việc khu vực lân cận, không phải đi xa.

Buôn bán lấn chiếm vỉa hè, lề đường trên đường Thủ Khoa Huân (quận 1, TP HCM) Ảnh: Hoàng Triều
Buôn bán lấn chiếm vỉa hè, lề đường trên đường Thủ Khoa Huân (quận 1, TP HCM) Ảnh: Hoàng Triều

Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái:

Đập bỏ công trình lấn chiếm

Đô thị TP HCM có nét gần giống với TP Đài Bắc (Đài Loan) khi lượng phương tiện xe máy đông, đường phố chật hẹp. Hơn chục năm trước, tắc đường ở Đài Bắc rất khủng khiếp. Xe máy đậu tự do, chạy thoải mái lên vỉa hè. Đài Bắc đã giải quyết thực trạng xe máy “ăn cắp” vỉa hè bằng phương án tổ chức phân làn, đẩy mạnh dự án xe buýt nhanh, thu phí đậu xe gắn máy, thu phí xe đi vào những khu vực kẹt xe. Ban đầu người dân phản đối nhưng qua thời gian ngắn, hiệu quả thấy rõ nên họ đã chấp thuận.

Chính quyền TP Đài Bắc cũng từng đau đầu trước tình trạng buôn bán lấn chiếm lòng lề đường. Giải pháp của họ là giải quyết từng cụm. Tức là làm thoáng đường nào sẽ cử một người có mặt tại đó để quản lý, ngăn không cho tái phát. Hết con đường này thì chọn làm con đường khác, từ đó dần thay đổi ý thức người dân. Bên cạnh đó, chính quyền cho phép buôn bán ở những vỉa hè rộng trên 5 m, vị trí kinh doanh lấn vỉa hè chỉ 1- 2 m và được kẻ vạch sơn.

Chúng ta cũng có thể vận dụng giải pháp này. Ngay bây giờ cần phải xác định vỉa hè rộng bao nhiêu mét, từ đó xác định đâu là công trình, cửa hàng lấn chiếm mà tiến hành đập bỏ. Lâu nay, dẹp nạn lấn chiếm vỉa hè không được tốt là do chính quyền còn nhân nhượng, chưa làm quyết liệt. Còn riêng việc lắp barie trên vỉa hè, tôi đi nhiều nước, không thấy nơi nào làm bởi đã gọi là vỉa hè thì phải không có vật cản.

Chuyên gia quy hoạch Trần Bình:

“Oan” cho xe máy

Lưu thông ở các tuyến đường trung tâm TP HCM bằng xe 2 bánh, tôi thật sự bức xúc về việc các làn đường dành cho xe gắn máy bị ô tô chiếm hết. Đơn cử đường Nguyễn Du, đoạn gần nhà thờ Đức Bà, có 3 làn xe gồm 1 làn dành cho ô tô, 1 làn xe hỗn hợp và 1 làn dành cho xe gắn máy. Tuy nhiên, lúc nào đi ngang qua cũng thấy ô tô dừng, đỗ trên làn xe gắn máy khiến nhiều người bức bí phải chen vào giữa các ô tô. Nếu đi xe máy sẽ hiểu cảm giác vừa nóng vừa kẹt xe rồi xe buýt, ô tô phà khói đen vào mặt… rất khó chịu. Cũng vì vậy mà nhiều người phải “nhảy” lên lề để thoát thân. Cho nên cần phải dẹp bỏ tình trạng ô tô đậu không đúng quy định, đi sai làn.

Ngoài ra, nên treo bảng phạt gấp đôi cho ai đi lên lề đường và điều chỉnh camera chếch sang hướng ghi luôn biển số xe leo lên lề để phạt nguội chứ không dùng giải pháp lấy barie ngăn xe máy. Việc dùng baire trị tội xe máy lên lề cho thấy sự bất lực, mong muốn đạt kết quả nhanh trong cách giải quyết của chính quyền.

Người khuyết tật lên tiếng

Thạc sĩ Lưu Thị Ánh Loan, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD), cho biết sau khi UBND quận 1 lắp barie, nhiều người khuyết tật ngồi xe lăn hoặc người khiếm thị bày tỏ quan điểm không đồng tình vì gây khó khăn trong quá trình đi lại.

Hiện DRD đang tổng hợp ý kiến của người khuyết tật, dự kiến đầu tuần tới sẽ gửi đơn đến UBND quận 1 (TP HCM) đề xuất tháo bỏ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo