xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đóng thuế xăng dầu: Sao không hỏi ý dân?

Song Ngọc

(NLĐO)- ‘Đóng thuế xăng dầu là trách nhiệm" nhưng tại sao lại đẩy cái yếu kém của quản lý nhà nước về xăng dầu cho dân phải gánh?

Sáng 16-5, tại hội thảo "Thị trường xăng dầu Việt Nam và vấn đề thể chế" do Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (VINPA) tổ chức, ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch VINPA, cho biết ông ủng hộ việc tăng thuế nội địa, ít nhất là tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường xăng dầu lên, chiếm trên 50% cơ cấu giá xăng dầu, để bảo đảm thu ngân sách nhà nước.

"Động tĩnh tăng thuế bảo vệ môi trường lên 8.000 đồng/lít đã có nhưng chưa có lộ trình cụ thể đến năm nào. Về việc này, người dân phải có nghĩa vụ nộp thuế, nộp ngân sách. Phần thu nhà nước rất quan trọng" - ông Ruệ nhấn mạnh.

Thuế bảo vệ môi trường hay thuế bù đắp ngân sách?

Ông Ruệ cho rằng đây là vấn đề cân đối ngân sách nhà nước (NSNN). Chỉ cần tăng thêm 1.000 đồng/lít tiền thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, NSNN đã có thêm hàng chục ngàn tỉ đồng. Nếu tăng lên giới hạn là 8.000 đồng/lít, số tiền thu về cho NSNN rất lớn. 

Trước lập luận này, đông đảo bạn đọc không đồng tình. Nhiều ý kiến cho rằng ông Ruệ chỉ mạnh miệng đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường chủ yếu là cho phần thiếu hụt ngân sách của nhà nước chứ không phải do bảo vệ môi trường như luật định. Việc tăng giá xăng dầu sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khác mà có thể ở một góc độ là nhà quản lý một hiệp hội ông quên mất như giá tàu xe, thực phẩm, điện nước…sẽ làm vật giá leo thang, đời sống người dân càng thêm khó khăn. Bạn đọc Nguyễn Minh Đức hài hước nhận xét: "Mình cũng ủng hộ, nhưng phải đổi tên là đóng thuế Thâm Hụt Ngân Sách, chứ sao lại tên Thuế Môi Trường. Trong khi không dùng tiền thu được để bảo vệ môi trường mà lại dùng bù ngân sách. Cái nào ra cái đó chứ". Vì cho đến nay chưa ai biết được phần thu thế bảo vệ môi trường từ xăng được chi cho việc gì, bao nhiêu và như thế nào, dù tiền thuế này vẫn thu đều và thu đủ. Bạn đọc lyngo lý luận: "Thâm hụt ngân sách là do các công ty nhà nước làm ăn thua lỗ và điều hành bộ máy nhà nước không hiệu quả chứ đâu phải do xăng dầu. Nay đòi tăng thuế môi trường đối với xăng dầu để bù cho thâm hụt ngân sách chẳng khác nào kẻ ăn ốc người đổ vỏ".

Đã có rất nhiều lần, khi tăng giá xăng dầu, các nhà quản lý ở các bộ ngành ủng hộ với lý do so sánh mức giá xăng dầu của nước ta và các nước khác. So sánh giá xăng nhưng các quan lại quên so sánh mức lương công nhân lao động "ta" và "tây" có sự cách biệt. Chưa kể rất nhiều lần xăng giảm 80 đồng nhưng sau đó lại tăng… 500 đồng, làm nhiều người nghĩ rằng "có gì đó sai sai". Lần này, với ý kiến của Chủ tịch VINPA, bạn Hiền nhận định: "Hiệp hội xăng dầu thì việc tăng hay giảm nó đâu có ảnh hưởng đến túi tiền của nó đâu bởi tất cả đã cộng vào giá thành. Còn hiệp hội những người tiêu dùng thì sao ???".

Việc ông Ruệ đưa vấn đề cân đối NSNN vào đây làm nghiêm trọng vấn đề hơn khi nó được gắn với trách nhiệm nộp thuế, nộp ngân sách của các cá nhân để bù vào khoản thiếu hụt ngân sách. Nhiều bạn đọc đều có chung ý nghĩ như bạn Việt Hùng: "Đóng thuế là trách nhiệm của người dân, nhưng chính quyền có dám nhận trách nhiệm chống tham nhũng lãng phí về mình. Với tình trạng hiện nay thì thu bao nhiêu thuế cũng như đem muối bỏ bể thôi". Nhãn tiền là hàng trăm vụ tham ô, biển thủ công quỹ đến nay chả thu hồi được bao nhiêu tiền so với hậu quả mà các vụ đại án gây ra.  

Hiệp hội có trách nhiệm gì?

Qua phát ngôn gây sốc của ông Ruệ, nhiều bạn đọc bất bình vì chuyện không ít hiệp hội hiện nay có vẻ vô cảm với đời sống dân sinh. Từ chuyện "khui ra" nước mắm truyền thống có chứa chất asen mà Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) làm điêu đứng nhiều nhà sản xuất nước mắm truyền thống đến dân chúng thì nay đến việc VINPA ủng hộ việc tăng giá xăng dầu lên đến 8.000 đồng. Bạn Dương Văn Tuấn thắc mắc: "Không biết hiệp hội này ăn lương của ai? Tăng thuế môi trường vào xăng dầu cụ không hoan nghênh mới lạ. Không trách gì hàng năm ngân sách bỏ cả ngàn tỷ nuôi các hội này". Anh Nông Dân cũng lấy làm lạ, hỏi: "Tui cũng sợ thiệt các Hiệp hội, không biết tôn chỉ mục đích của họ là cho đất nước hay cho lợi ích nhóm nào đó, ví dụ như vu nước mắm nhiễm arsen vừa rồi. Người dân đã gánh chịu quá nhiều loại thuế, phí rồi" .

Hỏi nhưng mọi người đã có câu trả lời cho riêng mình là vì ông là chủ tịch Hiệp hội xăng dầu, xăng càng tăng giá thì ngành của ông càng lời, phần thiếu hụt trong cuộc sống thì mọi người cùng gánh chung. Chính vì vậy, điều mà mọi người mong mỏi là trước khi các nhà quản lý ra một quyết sách nào đó gắn với việc thu phí, thu thuế thì nên nghĩ đến đời sống, đến mức lương của người nghèo. Phát biểu của ông Ruệ làm dậy lên làn sóng phản đối vì ông như đứng trên tầng lớp lao động nên suy nghĩ khác người. Hay nói cụ thể như bạn đọc Luân Tá Võ là: "Ông không đại diện cho tôi và chưa bao giờ tôi bầu ông thay tôi, vậy ông lấy tư cách gì để bảo tôi đóng thuế là yêu nước, tôi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế khi mua bất kỳ sản phẩm nào cũng đã đóng thuế từ hạt muối cho tới chainước mắm...Tôi không đồng ý tăng giá xăng dầu vì nó sẽ kéo theo tăng đủ thứ, nên trưng cầu dân ý để biết dân có đồng thuận không"

   

   

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo