xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gấp rút bảo vệ bữa ăn của người dân

Nhóm phóng viên

Phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ - ngành, quy trách nhiệm người đứng đầu, vận dụng luật pháp xử lý nghiêm hành vi vi phạm, kể cả phạt tù chung thân

Liên tiếp các thông tin tiêm thuốc an thần vào heo, sử dụng tràn lan chất tạo nạc Salbutamol, dùng hóa chất để biến thịt trâu, thịt heo thành thịt bò… khiến người dân hoang mang bởi dường như việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) thời gian qua đã thất bại.

Vì sao như vậy? Ai chịu trách nhiệm và có biện pháp nào để giải quyết triệt để nhằm đem lại bữa ăn an toàn cho người dân?

PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội):

Đừng chỉ lên án người chăn nuôi

Việc sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi, kinh doanh thực phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe của hàng chục triệu người tiêu dùng nên Bộ Y tế phải có chế tài thật cụ thể, chặt chẽ để những đối tượng kinh doanh trái phép không lợi dụng được. Chúng ta đừng chỉ lên án người chăn nuôi chạy theo lợi nhuận bởi có người bán thì mới có người mua. Phải đặt câu hỏi vì sao chất đó vẫn còn tồn tại? Các cơ quan chức năng cũng cần phải quản lý từ đầu vào cho đến đầu ra mới ngăn chặn được vì những chất đó nông dân không làm ra được mà chủ yếu từ ngành công nghiệp dược.

Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An (Hà Nội):

Điều tra, xử lý nghiêm

Việc cho nhập khẩu hàng ngàn ký Salbutamol trong khi ngành y tế chỉ cần rất ít để làm thuốc chữa hen phế quản, viêm phế quản, giãn phế nang… phải có người chịu trách nhiệm. Phải làm rõ vì sao và ai là người ký quyết định cho nhập. Không chỉ vậy, người quản lý số chất Salbutamol nhưng để bị tuồn ra ngoài thị trường cũng phải bị xử lý trách nhiệm. Chế tài có rồi, đây là loại chất cấm vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe con người nên dứt khoát phải điều tra, xử lý nghiêm. Tôi cho rằng việc điều tra những người có liên quan không khó. Đề nghị Chính phủ phải vào cuộc, không thể để cho Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đổ qua đổ lại nữa. Vấn đề liên đới trách nhiệm tính sau, trước mắt Chính phủ phải làm rõ ai là người cho nhập, ai là người tuồn ra thị trường để xử lý nghiêm, nếu không hậu họa sẽ khôn lường. Ngoài ra, phải rà soát trong kho xem hiện còn bao nhiêu Salbutamol, dự báo của ngành y tế trong 5 năm tới cần dùng bao nhiêu, nếu đủ rồi thì cấm tuyệt đối không cho nhập về thêm. Nếu ai cố tình nhập về phải chịu trách nhiệm hình sự.

Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM:

Quy trách nhiệm người đứng đầu

Tôi đã đọc nhiều báo cáo giám sát, chất vấn xung quanh vấn đề vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước để đối phó với tình trạng thực phẩm bẩn. Tôi thấy cũng như những lần trước, bộ này, ngành này đổ cho bộ kia, ngành kia, không có ai là đầu mối. Ví dụ, thực phẩm nếu đang gieo trồng thì nó thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khi lưu thông trên thị trường thì nó thuộc Bộ Công Thương, cuối cùng lên mâm cơm thì thuộc Bộ Y tế. Nếu mọi chuyện yên lành, không có gì thì ngành nào cũng có thành tích nhưng nếu xảy ra chuyện thì chúng ta ngồi đó trách móc, đổ lỗi cho nhau. Vì sao các nước quản lý được còn ta lại không? Tôi nghĩ về bộ máy nhà nước hay luật của các nước cũng không hơn gì Việt Nam nhưng họ xử nghiêm, không đổ thừa cho nhau. Chúng ta cứ loay hoay thành lập chi cục này, chi cục kia rồi lại chồng chéo trách nhiệm và sau cùng chỉ có người dân là trả giá mà không ai chịu trách nhiệm. Vì vậy, cần có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, nhất là quy trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý thực phẩm bẩn.

 

 

Cơ sở thu mua heo của ông Trần Quốc Thái bị cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương bắt quả tang bơm nước vào miệng heoẢnh: Như Phú
Cơ sở thu mua heo của ông Trần Quốc Thái bị cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương bắt quả tang bơm nước vào miệng heoẢnh: Như Phú

 

Luật sư Nguyễn Thành Công (Đoàn Luật sư TP HCM):

Khung hình phạt đã tăng lên tù chung thân

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh doanh thực phẩm độc hại không dừng lại đó là chế tài đối với những hành vi này còn quá nhẹ, không đủ răn đe.

Cụ thể, về xử lý hành chính, mức phạt tiền đối với việc vi phạm ATVSTP được quy định tại điều 4 Nghị định 178/2013/NĐ-CP như sau: “Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này”. Số tiền trên so với lợi nhuận siêu khủng từ việc kinh doanh thực phẩm bẩn không thấm vào đâu. Cần sửa đổi tăng mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm ATVSTP, nếu tái phạm thì xem xét xử lý hình sự.

Hiện nay, việc mua và sử dụng các loại hóa chất độc hại quá dễ dàng. Do đó, cần tăng cường quản lý đối với việc kinh doanh phẩm màu, hóa chất độc hại. Xác minh, xử lý hình sự về hành vi buôn bán hóa chất bị cấm kinh doanh theo điều 155 Bộ Luật Hình sự (BLHS). Song song đó, tăng cường công tác kiểm tra các hộ chăn nuôi, kinh doanh thực phẩm, yêu cầu họ cam kết không sử dụng hóa chất độc hại, nếu phát hiện thì tiêu hủy toàn bộ.

Ngoài ra, người tiêu dùng nên mua thực phẩm ở các cơ sở có uy tín. Khi phát hiện việc kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm độc hại, phải báo ngay cơ quan chức năng.

Về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với loại hành vi này, hiện nay Quốc hội đã ban hành BLHS mới (hiệu lực từ ngày 1-7-2016), theo đó đã quy định khung hình phạt cao hơn rất nhiều và thay đổi cả tính chất của hành vi. Với quy định tại điều 193 BLHS mới, chỉ cần buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm, chất tạo hương, tạo nạc, điều vị sẽ bị phạt tù và khung tăng nặng lên đến tù chung thân. Ngoài ra, BLHS mới còn quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại khi vi phạm điều 193 BLHS sẽ bị xử phạt mức thấp nhất là 1 tỉ đồng, cao nhất lên đến 18 tỉ đồng hoặc đình chỉ hoạt động từ 6 tháng đến 3 năm. Rõ ràng, thái độ của quản lý nhà nước đã thay đổi do tình hình xã hội diễn biến phức tạp, vấn đề còn lại là việc thực thi. Xử lý nghiêm trên mặt trận này sẽ góp phần tạo sự an toàn trong cuộc sống của người dân.

 

Chỉ có thể xử phạt nếu bắt quả tang

Ông Huỳnh Tấn Phát, Chi cục phó Chi cục Thú y TP HCM, cho biết từ cuối năm 2014, trên địa bàn TP HCM đã phát hiện hành vi tiêm thuốc an thần vào heo trước khi giết mổ. Đây là những thuốc có chứa acepromazine (tên thương mại là Prozil, Combistress…), tiền mê dành cho người, khi sử dụng phải có chỉ định của bác sĩ và thời gian đào thải chậm, ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng thịt còn tồn dư chất này. Tuy nhiên, hành vi này chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, việc xử phạt cũng chỉ thực hiện trong trường hợp bắt quả tang với số tiền phạt từ 5-6 triệu đồng.

Cũng theo ông Phát, hiện Chi cục Thú y TP đã chỉ đạo lực lượng thú y tại các lò mổ tăng cường kiểm tra lâm sàng heo trước khi giết mổ, nếu nghi ngờ sẽ giữ lô heo để tiến hành xét nghiệm, thải hết thuốc mới được đưa đi giết mổ. Trước đó, đơn vị cũng đã yêu cầu các chủ lò mổ lắp camera giám sát để ngăn ngừa việc lén lút tiêm thuốc an thần vào heo. Tuy vậy, nếu họ tiêm thuốc cho heo lúc ở trại hoặc trên đường vận chuyển thì việc giám sát, kiểm tra xử lý rất khó vì pháp luật hiện nay chưa có quy định.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo