xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

GÓP Ý DỰ THẢO BỘ LUẬT DÂN SỰ (SỬA ĐỔI): Xác định sở hữu cho vật vô chủ

Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM)

Dự thảo Bộ Luật Dân sự cần có quy định giải quyết trường hợp tất cả các đồng sở hữu đối với một vật mà từ bỏ quyền sở hữu của mình thì người phát hiện vật đó sẽ có quyền sở hữu

Sau 8 năm thi hành, Bộ Luật Dân sự năm 2005 đã có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, Bộ Luật Dân sự hiện hành cũng đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, cần phải được khắc phục sớm.

Dự thảo Bộ Luật Dân sự sửa đổi (gọi tắt là Dự thảo) được xác định là cơ bản, toàn diện nhưng vẫn còn một số điều, khoản cần xem xét lại để hoàn thiện hơn.

Ai là chủ của vật... vô chủ?

Theo quy định tại khoản 1 điều 251 Dự thảo: “Vật vô chủ là vật mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với vật đó. Người đã phát hiện vật vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó theo quy định của pháp luật; nếu vật được phát hiện là bất động sản thì thuộc nhà nước”.

Trong khi đó, tại khoản 4 điều 241 Dự thảo quy định: “Trong trường hợp một trong các chủ sở hữu chung từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại”.

 

Khoảng 5 triệu yen (hơn 1 tỉ đồng) đã được một người mua bán ve chai ở quận Tân Bình, TP HCM nhặt được Ảnh: TÂN TIẾN
Khoảng 5 triệu yen (hơn 1 tỉ đồng) đã được một người mua bán ve chai ở quận Tân Bình, TP HCM nhặt được Ảnh: TÂN TIẾN

Việc giải quyết hậu quả đối với hành vi từ bỏ quyền sở hữu theo 2 quy định nêu trên sẽ mâu thuẫn nhau nếu các đồng sở hữu chung đều từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản. Trong trường hợp này, nếu áp dụng quy định tại khoản 1 điều 251 Dự thảo thì vật bị các đồng sở hữu từ bỏ quyền sở hữu sẽ thuộc quyền sở hữu của người phát hiện; còn nếu áp dụng quy định tại khoản 4 điều 241 Dự thảo, vật đó sẽ thuộc sở hữu nhà nước. Sự mâu thuẫn này sẽ dẫn đến nhiều trường hợp trên thực tế vật vô chủ không thể xác định được thuộc sở hữu của nhà nước hay của người phát hiện vật vô chủ.

Do đó, cần có quy định giải quyết trường hợp tất cả các đồng sở hữu đối với một vật mà từ bỏ quyền sở hữu của mình thì người phát hiện ra vật đó sẽ có quyền sở hữu theo quy định tại khoản 1, điều 251 Dự thảo.

Giao kết hợp đồng vẫn có giá trị

Theo quy định tại điều 405 Dự thảo: “Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự sau khi bên được đề nghị giao kết hợp đồng trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng vẫn có giá trị”. Tương tự, điều 406 quy định: “Trong trường hợp bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng nhưng sau đó chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có giá trị.”

Để xem xét tính phù hợp của quy định trên, có thể xem một ví dụ sau đây: Ông A là kiến trúc sư danh tiếng, gửi cho công ty B một đề nghị giao kết hợp đồng. Theo đó, ông A sẽ thiết kế cho công ty B một công trình kiến trúc tầm cỡ. Lời đề nghị này được công ty B chấp thuận. Sau khi nhận được trả lời của công ty B, ông A chết. Trong trường hợp này, theo quy định tại điều 404 Dự thảo, lời đề nghị của ông A vẫn có giá trị ràng buộc, nghĩa là hợp đồng giữa ông A với công ty B đã được ký kết và có hiệu lực. Ông A chết thì người thừa kế - người thay thế nghĩa vụ của ông A phải thực hiện hợp đồng trên. Tuy nhiên, trong trường hợp cụ thể nói trên, chỉ ông A mới có thể thực hiện được nghĩa vụ hợp đồng bởi người thừa kế của ông A không phải là kiến trúc sư, mà cho dù là kiến trúc sư cũng không thể thực hiện được nghĩa vụ thiết kế theo hợp đồng.

Mặt khác, điều này lại mâu thuẫn với khoản 3 điều 432 Dự thảo. Theo đó, hợp đồng chấm dứt trong trường hợp “Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể đó thực hiện”. Như vậy, bên đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự sau khi bên được mời giao kết hợp đồng trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng vẫn có giá trị theo quy định tại điều 404 Dự thảo và ngay lập tức bị chấm dứt hiệu lực theo quy định của khoản 3 điều 432 Dự thảo. Hậu quả pháp lý của điều 406 cũng tương tự trong trường hợp công ty B là bên đề nghị và ông A - kiến trúc sư - là bên được đề nghị.

Từ những lập luận nói trên, tôi cho rằng để tránh mâu thuẫn với quy định tại khoản 3 điều 432 Dự thảo và sẽ gây nhiều khó khăn cho việc áp dụng, nên sửa đổi quy định tại các điều 405 và 406 Dự thảo theo hướng bổ sung cụm từ “trừ trường hợp việc thực hiện hợp đồng sau này phải do chính người đó thực hiện”.

 

Từ ngày 5-1 đến 5-4, lấy ý kiến dân về Dự thảo Bộ Luật Dân sự sửa đổi

Theo quyết định vừa được Thủ tướng ký ban hành, nội dung lấy ý kiến về Dự thảo, gồm: Quy định chung; quyền sở hữu và các vật quyền khác; nghĩa vụ và hợp đồng; thừa kế; pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài; điều khoản thi hành; kỹ thuật trình bày các quy định của bộ luật.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo