xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hãy vì dân, xin đừng hứa

Hồ Hiếu tổng hợp

(NLĐO) - Xử lý cán bộ yếu kém, tăng cường trách nhiệm của các ban ngành, thực hiện ngay các biện pháp an sinh xã hội... là những vấn đề bạn đọc đặt ra sau kỳ họp HĐND ở nhiều địa phương

Trước những lời hứa sẽ trấn áp tội phạm của thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó Giám đốc Công an TPHCM, bạn đọc Nguyễn Độ, nhận xét: “Dân gian đã nói: "Nói trước bước không qua". Xin ông hãy làm, làm một cách triệt để, làm với nhiệt huyết cao nhất và đến khi đó ông có nói cũng đâu có muộn”.

Phải làm cho dân tin

Bức xúc với những lời hứa từ những kỳ họp HĐND trước ở TPHCM, bạn đọc Nhật Tài, nói thẳng: “Người dân mong lãnh đạo TP nói đi đôi với làm chứ không thể cứ sau mỗi kỳ họp thì nhận thiếu sót, khuyết điểm rồi sau đó đâu lại vào đấy. Bởi vì lãnh đạo cần phải sâu sát, cập nhật thường xuyên những biến động về tình hình kinh tế xã hội để có những hành động cụ thể, kịp thời xử lý tình huống xấu ngay từ đầu. Không cần phải đợi đến khi cử tri hay đại biểu HĐND góp ý thì lãnh đạo mới nhận ra thiếu sót, yếu kém...”

Bạn đọc Nhật Tài cho biết thêm: “Trong kỳ họp lần nầy, thiếu tướng Phan Anh Minh đã hứa sẽ “tăng cường tuần tra, kiểm soát và có biện pháp xử lý mạnh tay đối với bọn tội phạm trộm cướp”. Đề nghị các đại biểu, chủ tịch HĐND Thành phố cần giám sát chặt chẽ việc thực hiện cam kết nầy, vì đây là loại tội phạm đang lộng hành gây nguy hại đến tính mạng, tài sản của người dân và là mối hiểm họa, bất an cho toàn xã hội”.

Chỉ cụ thể những yếu kém của ngành công an, bạn đọc Thanh Tâm, kể: “Tôi ở phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức. Địa phương này trộm cắp như rươi, xe cộ hở ra là mất. Gặp công an khu vực phản ảnh thì được vị này “phán” một câu: "Xe cộ các ông để không cẩn thận, biểu sao nó không lấy!"... Vậy mà cuối năm vị này còn ghé nhà tôi xin thùng bia cho anh em uống trực tết! Thật hết biết”.
img
Đường Bạch Đằng, TP Đà Nẵng thông thoáng sạch sẽ. Ảnh: Hoàng Dũng

Bạn đọc Hai Hậu, chia sẻ: “Khi mới giải phóng khó khăn trăm bề, mỗi địa phương hầu như chỉ có công an phường quản lý cả mặt hành chính cũng như trị an cộng thêm vài du kích địa phương. Phương tiện thì gần như không có gì. Thậm chí có nhiều trường hợp công an, du kích phải chạy bộ đến hiện trường để xử lý vụ việc. Vậy mà thời đó dân lại được ngủ yên, nạn cướp bóc trấn lột chỉ xảy ra lẻ tẻ, tội ác không có cơ hội phát triển. Bây giờ khi mà lực lượng Công an đã phát triển theo xu hướng chính quy của thế giới, được trang bị rất đầy đủ, phát triển thêm các lực lượng như cảnh sát cơ động, thanh niên xung kích, an ninh khu phố, dân phòng... vậy mà xã hội lại quá rối rắm, trộm cướp như rươi, tội ác xảy ra hằng ngày. Mong muốn đơn giản của tôi là có được một ngày êm đềm, một giấc ngủ ngon của những ngày xa xưa”.


Theo bạn đọc Minh Mỏ: “Nếu chỉ rình rập, bắt bọn cướp giật thì cũng chỉ là hớt ngọn và rất nguy hiểm vì chúng rất manh động. Qua kinh nghiệm lâu năm ở Hà Nội tôi nhận thấy, tất cả bọn cướp giật đều có tổ chức và đứng đầu là một tên có số má bảo kê, những tên này có quan hệ rất "khủng" nên chúng giải cứu đồng bọn rất có nghề. Vậy muốn triệt nạn cướp trước tiên phải đưa những cán bộ có chức quyền có "quan hệ huynh đệ - làm ăn" với những tên bảo kê ra ánh sáng, bọn cướp sẽ hết đất sống”.

Bạn đọc Tuấn Anh đề nghị: “Nếu để xẩy ra trộm cướp nhiều thì xử lý giám đốc công an; lấn chiếm lòng đường nhiều thì cách chức chủ tịch quận, phường sở tại; nếu trường nào để tình trạng dạy thêm cách chức hiệu trưởng, đình chỉ giáo viên dạy thêm... Nếu làm nghiêm được như vậy, thì bộ mặt của thành phố sẽ tốt đẹp ngay”.
 
Đà Nẵng quyết liệt

Hàng ngàn bạn đọc chia sẻ những thành quả mà TP Đà Nẵng làm được trong những năm qua. Đặc biệt là sự quyết liệt của chính bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh khi truy trách nhiệm từng cán bộ đầu ngành của TP này trong kỳ họp HĐND vừa qua.
 
Bạn đọc Hòa Đức, chia sẻ: “Cách đây hơn một tháng tôi có đi hội thảo ở Đà Nẵng, địa điểm là gần khu du lịch biển tôi thấy được những cái hay ở ĐN: bãi biển rất sạch, 5 người uống cà phê chỉ trả 41.000 đồng (không chặt chém hầu như tất cả hàng ăn, uống), không thấy ăn xin, không thấy bán hàng rong, không đánh giày và đặc biệt không thấy công an giao thông chạy lòng vòng mà chỉ thấy ở những chốt gác...”
img
Biển Đà Nẵng sạch sẽ, yên bình luôn làm hài lòng bất cứ ai đến đây và làm cho
Đà Nẵng là một trong những nơi đáng sống nhất nước. Ảnh: Hoàng Dũng

Bạn đọc Xuân Thời, dẫn lời ông Nguyễn Bá Thanh trong cuộc họp HĐND vừa qua: “Vấn đề là phải có người chịu trách nhiệm cá nhân chứ không thể cuối cùng rồi hòa cả làng". "Một bộ máy hùng hậu mà không bảo vệ được cuộc sống người dân là quá kém, không thể chấp nhận được". Bạn đọc này lý giải đó chính là tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu địa phương và điều này đã làm Đà Nẵng trở thành nơi phố đáng sống nhất nước.

Bạn đọc có tên Cu Li, bày tỏ: “Những gì ông Nguyễn Bá Thanh đề xuất ra luôn sát với thực tế của xã hội, không nói chuyện trên mây mà gắn liền với đời sống con người, đặc biệt là tầng lớp nghèo khó trong xã hội. Phải làm những chuyện gần nhất, thiết thực nhất và đang xảy ra nhiều nhất. Ông là một người có liêm sĩ khi nói thẳng: “"không dám hứa liều và sợ nhất là cái nghị quyết không làm được". Nhưng ông cũng có lúc phải "lực bất tòng tâm", thật đáng tiếc khi phải thừa nhận như vậy...”

Bạn đọc Tư Hà, bày tỏ quan điểm: “Dù không hoàn toàn đồng tình với ông Nguyễn Bá Thanh về một số quan điểm, nhưng tui thấy thích với cách làm việc của ông với cấp dưới như giám đốc sở chẳng hạn. Đối với ông chỉ có "làm được" hoặc "không làm được" không cần lý luận vòng vo giải trình. Ông mà làm cấp cao hơn thì khối ông cỡ bộ toát mồ hôi hột”.
 
 
Đừng để người dân mạo hiểm

Bạn đọc Lâm Huy, đặt vấn đề: “Tại sao phải bỏ tiền "thuê" bắt cướp, có biến tướng không? tại sao để bảo đảm an ninh cho một quốc gia đã có Bộ Công an, bảo đảm cuộc sống cho người dân các tỉnh, thành thì có Sở Công an, biên chế đầy đủ, tiền dân trả lương mà phải nhờ cậy dân bắt cướp. Họ đâu có được trang bị phương tiện, kỹ năng để làm việc này. Thậm chí họ có thể bị nguy hiểm đến tính mạng nếu làm việc này hoặc làm được thì lấy tiền ở đâu thưởng, có phải từ ngân sách... Vậy lực lượng CA làm gì mà khuyến khích người dân mạo hiểm”.

Bạn đọc Công Bằng, cho biết: “Lực lượng công an, an ninh trật tự của nước ta quá đông (tính trên tỉ lệ người dân) nhưng ra đường hầu hết chỉ thấy CSGT chặn bắt, phạt tội không đội nón bảo hiểm và xe tải... Nếu các lực lượng khác cũng " chăm chỉ" như CSGT thì tình hình tội phạm yên bình hơn rất nhiều.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo