xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Hiệp sĩ” cần chính danh

PGS-TS NGUYỄN NGỌC ĐIỆN

LTS: Người dân nói chung đều tin cậy “hiệp sĩ”, nhất là những nạn nhân cô thế luôn cần họ bảo vệ, giúp đỡ. Tuy nhiên, với vụ việc 10 “hiệp sĩ” Bình Dương bị Công an quận 12 - TPHCM triệu tập mới đây, khuôn khổ pháp lý nào để họ hoạt động hợp lẽ cần sớm được giải quyết

“Hiệp sĩ” được hiểu là người tự nguyện can thiệp vào những chuyện bất bình nhằm tái lập công bằng cho kẻ yếu thế bị ức hiếp, xâm hại. Sự can thiệp ấy thường là phản ứng được thôi thúc bởi lòng trắc ẩn hòa quyện với tâm trạng bức xúc, thậm chí giận dữ, của những người vốn yêu chuộng công lý, lẽ phải khi nghe, thấy điều trái tai, gai mắt.

Bổ trợ, tiếp sức quyền lực công

Có một điều cần được thừa nhận như một chân lý: Luật pháp có chặt chẽ đến mức nào, công lực có hùng mạnh và hữu hiệu đến cấp độ nào đi nữa thì vẫn có những khoảng trống, kẽ hở mà ở đó, cái xấu và cái ác có điều kiện hoành hành. Một khi cái xấu, cái ác xuất hiện mà công lực không thể kịp thời can thiệp, khống chế thì phải có cách nào đó để đối phó, ngăn chặn dựa vào sáng kiến, sức lực, trí lực của tư nhân; nếu không thì thiệt hại do cái xấu, cái ác gây ra có thể sẽ rất to lớn.

Trong trường hợp đặc thù, nạn nhân trông có vẻ yếu đuối, mong manh nên dễ trở thành miếng mồi ngon của kẻ xấu, kẻ ác. Không đủ sức tự vệ, họ cần sự giúp đỡ của người khác khi bị tấn công và “hiệp sĩ” là một người như thế.

img
“Hiệp sĩ” trong một lần bắt trộm cướp. Ảnh: TÂN TIẾN

Một xã hội có nhiều thành viên có khả năng tự vệ và hỗ trợ thành viên khác để tự vệ trong khuôn khổ pháp luật là một xã hội mạnh mẽ, có tổ chức tốt, đoàn kết, đặc biệt là có sức cạnh tranh để sinh tồn và phát triển. Trái lại, một xã hội với quá nhiều thành viên có khả năng kháng cự yếu ớt thì sẽ khó có được một hệ thống trấn áp có chất lượng bằng công lực và do đó, khó duy trì được sự bình ổn, trật tự.

Lý do là trong điều kiện có nhiều người bị xâm hại yêu cầu được giúp đỡ trong khi lực lượng trấn áp có hạn thì tự nhiên sẽ có hiện tượng vận động, chạy chọt để có được sự bảo vệ kịp thời và hữu hiệu của công lực. Trong hoàn cảnh ấy, công lực sẽ tự nhiên có xu hướng ưu tiên phục vụ những ai đưa ra đề xuất đãi ngộ vật chất hấp dẫn. Rõ hơn, quyền lực công trong một xã hội dựa quá nhiều vào công lực để duy trì trật tự thường rất dễ bị tha hóa.       

Nói khác đi, sự tự vệ được thực hiện có chừng mực của cá nhân chống hành vi xâm hại của kẻ khác luôn là sự ứng xử cần được khuyến khích như một cách đóng góp tích cực của người dân vào công cuộc bảo đảm thực thi công lý. “Hiệp sĩ”, về phần mình, không chỉ xuất hiện trong một thế giới vô tổ chức, nhiễu nhương và loạn lạc như nhiều người nghĩ. Họ trước hết là sự bổ trợ, tiếp sức đối với quyền lực công trong cuộc chiến đấu cho một xã hội có trật tự và cho cuộc sống bình yên của mỗi người ở mọi nơi, trong mọi thời đại.

Tôn vinh và chế tài

Người tình nguyện dấn thân hành hiệp nên được nhà chức trách thừa nhận như cộng tác viên dân sự trong cuộc chiến chống tội phạm, bảo vệ công lý, lẽ phải. Họ không được trao các quyền hạn chỉ dành riêng cho công lực, như giam giữ, điều tra, hỏi cung... nhưng có quyền chủ động can thiệp trong các trường hợp phạm pháp quả tang và trong giới hạn được luật pháp cho phép, có quyền dùng vũ lực để ngăn chặn, dập tắt các vụ vi phạm pháp luật. Họ cũng được quyền giữ liên lạc với nhà chức trách theo đường dây đặc biệt, để kịp thời cung cấp cho cơ quan bảo đảm thực thi pháp luật các thông tin cần thiết cho việc làm tròn chức năng của cơ quan ấy.        

Thực hiện công việc tận tụy, mẫn cán và có hiệu quả, “hiệp sĩ” được nhà chức trách và nói chung toàn xã hội tôn vinh. Tất nhiên, trong trường hợp vượt quá giới hạn luật pháp cho phép dẫn đến xâm phạm quyền lợi chính đáng của người khác, họ cũng bị chế tài như bao nhiêu công dân bình thường, theo đúng nguyên tắc bình đẳng giữa các chủ thể trước luật pháp.

Tất cả những điều đó, suy cho cùng, hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc chính trị, pháp lý cơ bản chi phối việc tổ chức xã hội Việt Nam hiện tại. Bởi vậy, cần nhanh chóng trao sự chính danh cho các “hiệp sĩ” đường phố chân chính.

Không thể ra tay nghĩa hiệp tùy thích

Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền, vì vậy, mọi sự hình thành và hoạt động của cơ quan, đoàn thể, tổ chức phải tuân thủ pháp luật. Do hình thành tự phát, các “hiệp sĩ” đường phố hành động còn ngẫu hứng, chưa nắm bắt và tuân thủ pháp luật, dễ dẫn tới phạm pháp.

Người dân có thiện cảm với “hiệp sĩ” vì họ bảo vệ, giúp đỡ những nạn nhân bị kẻ xấu xâm hại tài sản, sức khỏe, tính mạng một cách vô vụ lợi. Tuy nhiên, các “hiệp sĩ” phải khép mình vào khuôn khổ pháp luật, không thể ra tay nghĩa hiệp tùy thích.

Muốn thành lập CLB “hiệp sĩ” chính danh thì cơ quan có thẩm quyền phải ban hành văn bản quy định chức năng, quyền hạn của “hiệp sĩ”. Nếu tiếp tục duy trì CLB “hiệp sĩ” tại một số địa phương như Bình Dương, TPHCM như hiện nay thì cần sớm đưa họ vào khuôn khổ pháp lý để tránh xảy ra những hệ lụy khó lường.

Luật sư Trần Công Ly Tao (Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TPHCM)

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo