xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hội ngộ yêu thương

HỒNG ĐÀO

Vui mừng, hồi hộp, bất ngờ và thân tình là buổi họp mặt của gần 100 “còm sĩ” do Báo Người Lao Động tổ chức chiều 3-3

Có những người mái tóc đã điểm sương nhưng trong thế giới ảo, mọi người cứ nghĩ còn rất trẻ; có người tưởng là anh hóa ra là chị; có người lấy một nickname là chị nhưng lại là anh... Họ bước ra từ thế giới ảo  đến gặp nhau, hiểu nhau và yêu mến nhau hơn. Không khí của buổi họp mặt “còm sĩ” của “Xóm nhà lá” do Báo Người Lao Động tổ chức vào ngày 3-3 đầy bất ngờ, thú vị.

Từ nickname bước ra đời thực

Mở đầu chương trình, không khí có phần hồi hộp rồi vỡ òa khi MC “cây nhà lá vườn” của “Xóm nhà lá” yêu cầu “còm sĩ” Khungr lộ diện. Khi Khungr đứng lên chào, nhiều người nhao nhao: Đâu có khùng, còn đẹp trai, lịch lãm nữa... Khungr tên thật là Nguyễn Cao Cường, một trong những “còm sĩ” quen thuộc của Báo Người Lao Động online. Anh ở Quảng Nam vào TPHCM từ ngày 26-2. Sau khi đến chia buồn với bạn “còm” của mình là anh Tùng (TBDKN), người có cha, vợ cũ, con gái qua đời trong vụ nổ kinh hoàng ở TPHCM sáng 24-2, Khungr nán lại TPHCM để dự buổi họp mặt.

img
Ông Đỗ Danh Phương, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động, trò chuyện cùng các “còm sĩ”

Sau Khungr, đến lượt Chị Mười Nga xuất hiện. Mọi người “té ngửa” vì người có nickname này không phải là chị mà là một anh chàng đẹp trai. Cô Tư Xỉn cũng làm không ít người ngạc nhiên vì mọi người cứ tưởng “ông nào không hà”. “Tui đã lộ diện rồi. Mọi người kêu tôi là Tư Xỉn hay Tư Tỉnh gì cũng được”- cô Tư Xỉn thú nhận.

Rất nhiều “còm sĩ” từ các tỉnh, thành khác vì không muốn bỏ qua cơ hội gặp mặt bạn “còm” đã không ngại đường xa đi xe máy đến dự buổi họp mặt. Đó là Ông già Nam Bộ, 74 tuổi, mất gần 3 giờ đi xe máy từ Tiền Giang lên dự họp mặt. Hay như chị Bằng Lăng Tím cũng cùng em gái lặn lội từ Vũng Tàu lên, mang theo món quà miền biển cho “Xóm nhà lá”: Mực một nắng.

Như người một nhà

Nhiều người đã không kìm được xúc động khi trò chuyện tại buổi họp mặt. Cô Tư Xỉn tâm sự: “Tôi tìm thấy hình ảnh của mình, người thân và bạn bè mình qua những bài viết. Tôi đặc biệt yêu quý các anh chị trong “Xóm nhà lá”, ngày nào mà không vào là không chịu nổi”.

img
Các “còm sĩ” sôi nổi góp ý tại buổi họp mặt. Ảnh: HỒNG THÚY

Một bạn đọc lớn tuổi, có nick Già nhà quê ngồi lặng lẽ trong khán phòng khi được mời phát biểu, đã chia sẻ: “Từ bốn phương trời chỉ biết nhau qua nick nhưng mọi người thương yêu nhau, giúp đỡ nhau trong cuộc sống gia đình”. Còn “còm sĩ”  Khungr nói: “Tuy mới lần đầu gặp gỡ nhưng tôi cảm thấy các anh chị ở đây rất thân tình, gần gũi như anh em một nhà.  Tôi rất xúc động vì khi về đây như về nhà mình”.

Ông già Nam Bộ rất vui khi được nói lên cảm xúc của mình. Ông xin dành một ít thời gian để nói về tình cảm của mình với báo, với sự quan tâm của báo đối với mẹ và con nhà báo Hoàng Hùng, rồi nói: “Tôi rất hãnh diện là một độc giả của báo. Khi nào vĩnh biệt cõi đời này, tôi mới đi xa, các bạn mới không còn thấy tôi nữa...”.

Kết nối với bạn đọc

Không chỉ nhận được lời khen ngợi, chúc mừng, Báo Người Lao Động còn nhận được nhiều gửi gắm của các “còm sĩ” trong buổi họp mặt. “Còm sĩ” tên Hiệp, nhân viên một ngân hàng tại TPHCM, đề nghị: “Báo nên có nhiều hơn nữa những bài viết góp phần đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng. Bên cạnh đó, báo cũng cần “dành đất” để hướng dẫn người lao động cách làm ăn...”.

img
“Còm sĩ” vui mừng nhận ra nhau bởi từ trước tới nay chỉ “văn kỳ thanh, bất kiến kỳ hình”. Ảnh: HỒNG THÚY

“Còm sĩ” Lê Thành An cũng nhắn nhủ: “Xóm nhà lá” của báo là một hình tượng rất thân thương, nơi đó các anh chị em đều là người một nhà, giúp đỡ nhau khi cần. Vì thế, tôi đề nghị báo mở ra mục hỗ trợ nhau trong công việc, đời sống, việc làm.  Còn bác Baychia (Bảy Chĩa), một nhà giáo về hưu,  gửi gắm: “Tôi mong báo có nhiều bài viết về giáo dục, phân tích cho phụ huynh thấy được cần phải liên hệ chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để giáo dục con cái tốt hơn, nhất là vấn đề bạo lực học đường hiện nay”. 

ÔNG ĐỖ DANH PHƯƠNG, TỔNG BIÊN TẬP BÁO NGƯỜI LAO ĐỘNG:

Hạnh phúc của người làm báo

Hôm nay, các “còm sĩ” về đây đông đủ cũng là niềm hạnh phúc cho những người làm báo chúng tôi. Có thể nói, Báo Người Lao Động là tờ báo đầu tiên trong cả nước tổ chức họp mặt “còm sĩ”, đây là dịp lắng nghe các ý kiến của tất cả các bạn. Cũng chính sự góp mặt đông đảo của các bạn trên Báo Người Lao Động Online và các ý kiến, bình luận của các “còm sĩ” đã tạo nên bản sắc rất riêng của Báo Người Lao Động. Tôi mong rằng các bạn không chỉ là “còm sĩ” mà còn là các cộng tác viên thân thiết.

Những món quà quý
15 giờ, buổi họp mặt mới bắt đầu nhưng nhiều “còm sĩ’ đã đến rất sớm để có thêm nhiều thời gian gặp gỡ mọi người “thân nhau qua nickname nhưng chưa bao giờ gặp mặt”. Đã “biết nhau” qua Báo Người Lao Động Online nên khi gặp mặt, ai cũng tay bắt mặt mừng, cười rạng rỡ cùng chụp ảnh, hàn huyên tâm sự. Nhiều người còn chu đáo mang đến những món quà nho nhỏ để chia sẻ với các “còm sĩ”. Chị Vũ Mộng Hằng, vợ của “còm sĩ” Phạm Đức Hiệp ở quận Tân Phú - TPHCM, đã mang theo... 2 kg quýt đến để “nhâm nhi” cùng mọi người.
img

Ch Vũ Mng Hng (phi) và món quà 2 kg quýt. Ảnh: THANH NGA

Còn anh Nguyễn Quang Anh Tú (nickname là Cóc Con) lật đật chạy từ huyện Hóc Môn đến tòa soạn nhưng cũng không quên mang theo những phần quà nhỏ là hơn 40 bó đũa gỗ. “Tôi nghĩ đi nghĩ lại không biết mang quà gì đến cho mọi người. Cuối cùng quyết định chọn “cây nhà lá vườn” là sản phẩm do cơ sở sản xuất của gia đình làm ra. Hy vọng khi dùng chúng, mọi người sẽ nhớ đến tôi” - anh Tú thật thà.
Tất tả đến họp mặt, vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Vân vẫn không quên xách theo túi quà. “Đây là đậu phộng ở quê tui, mang lên để mọi người ăn lấy thảo. Vợ chồng tôi rất háo hức khi được gặp chị “Nguyễn Thị Mâm Chủ” và các “còm sĩ” - chị Vân vừa nói vừa đưa tay quệt mồ hôi trên trán.
“Chạy sô” trong buổi họp mặt
Chị Huỳnh Thanh Thủy không phải là người duy nhất đi cùng người thân đến buổi họp mặt. Tuy nhiên, chị là người duy nhất phải “chạy sô”. Buổi họp mặt diễn ra lúc 15 giờ nhưng 16 giờ, con gái chị có buổi học thêm. Thế nên, giữa buổi chị phải đưa con đi học thêm rồi quay trở lại tham gia tiếp. “Tôi không dám “còm” vì nhát, sợ “còm” sai bị chê dù ngày nào cũng phải lên Báo Người Lao Động Online thăm các “còm sĩ” ít nhất là 3-4 lần” - chị Thủy cho biết. Trước không khí đầm ấm, sẻ chia chân tình, chị Thủy cảm thấy tự tin hơn và nói  sẽ bắt đầu thử “còm”. “Có gì không phải, mong mọi người “ném đá” nhẹ tay thôi nhé”- chị Thủy gửi gắm.  
“Xóm nhà lá” yêu thương
15 giờ, buổi họp mặt mới bắt đầu nhưng 13 giờ 30 phút, “còm sĩ” Tư Xỉn đã đến Báo Người Lao Động. “Mặc dù biết là còn sớm nhưng tôi vẫn đi vì không chờ được”. Cô Tư Xỉn cho hay cô đã gắn bó với Báo Người Lao Động hơn 20 năm.
img

Ông già Nam B chy xe máy từ Tin Giang lên hp mt và “xin phép” v sm vì đưng xa và... bà xã lo. Ảnh: THANH NHÀN

Khi nhắc đến tai nạn thương tâm của gia đình ông Hồ Sĩ Tùng, một bạn đọc trong “Xóm nhà lá”, cô Tư Xỉn cho biết thông qua Báo Người Lao Động Online, các “còm sĩ” rất cảm động trước sự quan tâm, chia sẻ của báo đối với bạn đọc. “Từ lâu, “Xóm nhà lá” đã trở thành gia đình, không chỉ là nơi để chúng tôi trao đổi quan điểm mà còn là nơi sẻ chia, giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn” - cô Tư Xỉn bộc bạch.
 
T.Nga - Th.Nhàn -H.Nhung ghi
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo