xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hy sinh 50 năm vẫn chưa được công nhận liệt sĩ

Bài và ảnh: Đức Ngọc

Hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ kho xăng dầu quân đội đã gần 50 năm qua nhưng đến nay, 3 thanh niên xung kích ở xã Nghi Văn, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An vẫn chưa được công nhận liệt sĩ

Trong căn phòng nhỏ, bà Nguyễn Thị Tám không cầm được nước mắt khi nhắc đến chuyện của cô con gái Nguyễn Thị Hương (SN 1949) hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ kho xăng Bãi Dộp (xã Nghi Kiều, huyện Nghi Lộc) vào năm 1968. Bà Tám xót xa: “Con tôi chết lúc mới hơn 17 tuổi, đã 50 năm qua nhưng không được công nhận là liệt sĩ. Tội nghiệp con tôi!”.

Mỏi mòn chờ

Gần 50 năm đã trôi qua nhưng người dân xã Nghi Kiều vẫn nhớ như in buổi sáng đau thương, khi cả làng chìm trong tiếng bom đạn. Đó là sáng 21-5-1968, máy bay Mỹ ném nhiều loạt bom xuống làng Yên Trung, Nam Tiến (xóm 7 và xóm 8), xã Nghi Kiều. Tiếng bom dứt, thi thể người vương vãi khắp nơi, đã có 52 người chết, hơn 100 người bị thương.

Bà Nguyễn Thị Tám (phải) đau xót khi con mình hy sinh đã gần 50 năm nhưng đến nay vẫn chưa được công nhận liệt sĩ
Bà Nguyễn Thị Tám (phải) đau xót khi con mình hy sinh đã gần 50 năm nhưng đến nay vẫn chưa được công nhận liệt sĩ

Ông Đoàn Văn Quế - nguyên Trung đội trưởng 202, xã Nghi Văn, huyện Nghi Lộc - kể: Vào năm 1967, huyện Nghi Lộc có điều lực lượng thanh niên xung kích của xã, khoảng 30 người, làm nhiệm vụ đào hầm trữ xăng cho quân đội tại xã Nghi Kiều. Trong trận bom trên, có 3 thanh niên xung kích đang làm nhiệm vụ bảo vệ kho xăng dầu Bãi Dộp là Phan Thị Trung, Nguyễn Thị Hương và Nguyễn Văn Kính hy sinh, một nữ thanh niên khác là Lê Thị Sự bị thương nặng.

Bà Lê Thị Sự, người may mắn sống sót sau trận bom kinh hoàng đó, hồi tưởng: “Vào khoảng 9 giờ, khi anh em trong tổ dân công vừa đi làm về ăn cơm thì máy bay Mỹ lao đến ném bom. Mọi người chạy ra giao thông hào nấp thì trúng bom; ông Kính, bà Trung, bà Hương chết, tôi bị nhiều vết thương ở cổ, bụng, đùi và may mắn được dân quân xã Nghi Kiều đưa về cấp cứu tại bệnh viện dã chiến đóng ở xã Nghi Vạn”.

Năm 1997, khi biết thông tin nhà nước có chính sách đối với những người đã chết, bị thương trong quá trình tham gia kháng chiến chống Mỹ, bà Sự cùng thân nhân của 3 thanh niên xung kích xã Nghi Văn đã làm đơn gửi các cơ quan chức năng để được công nhận liệt sĩ, thương binh. Đã 18 năm kể từ khi làm hồ sơ, bà Sự cũng như người thân của các thanh niên xung kích chưa nhận được bất kỳ chế độ gì.

Chưa biết bao giờ xong

Ngày 1-3-2010, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) huyện Nghi Lộc có Công văn số 12/LĐ-TB-XH khẳng định: “Việc công nhận liệt sĩ cho 3 công dân (Phan Thị Trung, Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Văn Kính) thuộc trách nhiệm của Công ty Xăng dầu khu vực 3 - Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội vì cả 3 người nói trên được điều động làm việc tại công trình 18, Cục Xăng dầu - Tổng cục Hậu cần”.

Ngày 4-8-2011, Tổng cục Hậu cần đã có Công văn 545, nêu rõ: “Căn cứ vào các giấy tờ hiện có và các nhân chứng có mặt ở khu vực bom Mỹ đánh phá tại xã Nghi Kiều hôm đó (21-5-1968) chứng kiến trận bom Mỹ đã sát hại nhiều thanh niên xung kích và nhân dân địa phương trong đó có 3 thanh niên xung kích đang làm nhiệm vụ cất giấu xăng dầu cho đơn vị tại Bãi Dộp thuộc xã Nghi Kiều…, Cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần đề nghị các cơ quan ban, ngành tỉnh Nghệ An lập hồ sơ đề nghị xem xét giải quyết chế độ theo chính sách hiện hành của Đảng, nhà nước cho 3 trường hợp trên”. Tiếp đó, ngày 25-8-2011, Tổng cục Hậu cần yêu cầu ngành chức năng tại Nghệ An lập hồ sơ xem xét giải quyết chế độ cho bà Lê Thị Sự.

Kế đến, ngày 23-10-2014, Phòng LĐ-TB-XH huyện Nghi Lộc lại có công văn yêu cầu bổ sung đầy đủ các giấy tờ cần thiết gửi về phòng để được giải quyết. Bà Lê Thị Sự và người thân của 3 thanh niên xung kích làm hồ sơ nộp cho UBND xã Nghi Văn. Tuy nhiên, “hồ sơ các gia đình đã nộp cho UBND xã Nghi Văn nhưng do cán bộ chính sách của xã mới bị tai nạn mất nên hồ sơ bị thất lạc” - ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Phòng LĐ-TB-XH huyện Nghi Lộc, phân trần.

Đã xét duyệt hồ sơ

Theo ông Lê Quốc Việt - Phó Chủ tịch UBND xã Nghi Văn, huyện Nghi Lộc: “Trường hợp 3 thanh niên xung kích trên hy sinh là có thật. Hội đồng chính sách của xã đã họp xét duyệt, bổ sung hồ sơ, làm tờ trình gửi đến huyện để công nhận liệt sĩ cho 3 thanh niên xung kích Phan Thị Trung, Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Văn Kính”.

Liên quan đến trường hợp bà Lê Thị Sự, ông Việt cho biết đang chờ bổ sung biên bản giám định y khoa, giám định vết thương thực thể mới có thể làm hồ sơ công nhận là thương binh được.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo