xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không quản được thì cấm?

Duy Quốc (tổng hợp)

(NLĐO) - Dư luận không đồng tình với việc Bộ GTVT đề xuất hạn chế xe cá nhân từ năm 2014, đồng thời cho rằng cứ loay hoay với biện pháp “quản không được thì cấm” thì còn lâu mới giải quyết được ùn tắc giao thông ở đô thị

“Cách giải quyết của Bộ GTVT nói riêng và các cơ quan Nhà nước hiện nay nói chung là theo kiểu.... nước đến chân mới nhảy! Với đề xuất hạn chế xe cá nhân, bao nhiêu tiền của của người dân,  xã hội sẽ bị lãng phí vô ích mà không giải quyết được gì” - Bạn đọc Trần Đức đã nói như vậy trước việc Bộ GTVT đề xuất phương án hạn chế xe cá nhân từ năm 2014

Loay hoay chống ùn tắc

Theo bạn đọc Trần Đức, ai cũng biết, với các đô thị lớn thì việc đầu tiên là phát triển hệ thống giao thông công cộng (GTCC) như tàu điện, xe buýt, xe buýt chạy điện (trolley), tàu điện ngầm... Nhưng ở VN thực chất lại phát triển ngược lại: Không tập trung đầu tư nhiều cho phương tiện công cộng mà phát triển.... taxi. Vì thiếu phương tiện công cộng lại không đủ tiền đi taxi nên giải pháp tốt nhất của người dân là mua xe máy. Đến lúc đường xá không mở thêm được là bao, xe taxi, xe máy quá nhiều thì mới đề xuất giải pháp hạn chế.

img
Đề xuất hạn chế xe cá nhân có làm giảm tình trạng ùn tắc giao thông?

Từ thực trạng phát triển phương tiện giao thông trong nước và hạ tầng giao thông đô thị, rất đông bạn đọc không

Đưa đón con bằng cách nào?

Lịch "công tác" hằng ngày của tôi như sau: 6 giờ: đưa con đi học (trường của 2 cháu cách nhau 10 phút); 7 giờ 30 phút: đến cơ quan; 8 giờ đến 10 giờ 30 phút:  đi giao dịch cho  cơ quan; 11 giờ 30 phút:  đón con đi học về (buổi sáng); 13 giờ: đưa con đi học buổi chiều; 14 giờ đến 16 giờ: lại đi giao dịch cho cơ quan; 16 giờ 15 phút: đón con đi học về; 19 giờ đưa con đi học thêm; 20 giờ 30 phút: đón con về. Tất cả công việc trên đều đi bằng xe máy, nếu phải đi bằng xe công cộng (xe buýt) thì đi như thế nào? Nếu đi công tác cho cơ quan trong thành phố (giao nhận công văn) không bằng xe máy thì chẳng lẽ đi bằng ô tô của cơ quan, xe buýt, taxi?... Xin Bộ trưởng Đinh La Thăng tính dùm, tôi phải làm sao nếu bị hạn chế đi xe máy?
Một bạn đọc

đồng tình với đề xuất hạn chế xe cá nhân, giải pháp này dù rằng nó là giải pháp khả dĩ nhất trong thời điểm hiện tại mà Bộ GTVT nghĩ đến. Bạn đọc Anh Quân đặt vấn đề: “Cấm như vậy có đúng luật không? Quyền tự do của con người ở đâu? Tại sao các nước láng giềng làm tốt việc này còn Việt Nam thì không? Đường không đủ cho xe lưu thông là do đâu? Lỗi do ai, không lẽ do người dân?”...

Còn theo bạn đọc Người Dân, đề án này đã tước đoạt quyền công dân vì đã là công dân VN thì có quyền sử dụng phương tiện ở bất cứ nơi đâu trong lãnh tổ Việt Nam, miễn là không phạm pháp và tuân thủ theo quy định của pháp luật.  “Một người ở tỉnh làm nhân viên giao nhận hàng hóa tại các công ty ở thành phố, sáng đi, chiều về thì sẽ như thế nào nếu đề xuất này được Chính phủ chấp nhận cho triển khai?” - bạn đọc Người Dân băn khoăn.

Trong số gần 100 ý kiến tranh luận về đề xuất của Bộ GTVT gửi đến Báo Người Lao Động  trong sáng 25-11, rất nhiều ý kiến còn bày tỏ lo ngại tiêu cực sẽ phát sinh từ đề xuất hạn chế xe cá nhân, đồng thời lo ngại nó tạo thêm gánh nặng cho  người dân.  Một bạn đọc cho rằng, một khi hạn chế hay “cấm” thì sẽ xuất hiện cơ chế xin - cho, mà xin - cho thì dễ phát sinh tiêu cực. Khó có thể tránh tình trạng để không thuộc diện bị hạn chế, người dân sẽ chạy tìm những suất "xin-cho" biển số mang "hộ khẩu" ở  thành phố.

Phải giải quyết từ gốc

Đây không phải lần đầu ngành chức năng đưa ra đề xuất giải pháp chống ùn tắc cá nhân bằng việc đánh vào xe cá nhân. Theo bạn đọc, đây chỉ là cách giải quyết phần ngọn và nếu chỉ loay hoay với xe cá nhân thì mười hay nhiều năm sau nữa, ùn tắc giao thông vẫn cứ xảy ra.

img
Taxi phát triển mạnh góp phần làm cho đường sá quá tải, ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra

Bạn đọc đặt vấn đề: “Hạn chế xe cá nhân thì người dân đi lại bằng cách nào khi thiếu phương tiện công cộng?” Theo bạn đọc này, chừng nào đường xá thông thoáng, xe công cộng tốt đẹp, đàng hoàng hãy nói chuyện hạn chế xe cá nhân lưu thông.

Không đồng tình với việc hạn chế xe cá nhân, một bạn đọc tên Hồng đề xuất giải pháp chính để giảm ùn tắc là phải hạn chế việc tăng dân số cơ học ở các thành phố lớn; đồng thời phải có những giải pháp mang tính đột phá như: hạn chế dần đầu tư trên các đô thị cũ; xây dựng các đô thị mới, đô thị phụ cận mang tính đồng bộ để thu hút dân cư (không như hiện nay: xây dựng các khu đô thị mới dàn trải nhưng thiếu đồng bộ không đủ sức hút dân cư). Bên cạnh đó, cần di dời một số các cơ quan, tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội… ra khỏi nội thành. Điều này vừa giảm tải cho các thành phố lớn, vừa giảm chênh lệch phát triển giữa các vùng miền, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững,...

Ý kiến của bạn đọc này nhận được nhiều đồng tình từ dư luận. Bạn đọc Nguyễn Cao Sơn góp ý: Trước khi nghĩ đến việc hạn chế xe cá nhân thì phải làm trước khâu đầu tư hạ tầng giao thông đô thị, phát triển hệ thống giao thông công cộng như các nước”.

 

“Lại thêm 1 sáng kiến làm khổ dân, nhất là dân nghèo phải vật lộn mưu sinh nữa rồi. Mong rằng cấp cao hơn sáng suốt hơn cho dân nhờ”bạn đọc Minh Tân

“Sáng đọc tựa bài báo lại nói "Hạn chế xe cá nhân từ năm 2014" tôi thấy lo, vì là 1 công chức nhà nước phương tiện đi lại chỉ duy nhất là xe 2 bánh, nếu cấm đoán thì chẳng biết đi làm bằng gì nữa... Mong lãnh đạo các cấp làm gì thì làm thuận lợi, lợi ích nghiêng về cộng đồng!”bác sĩ Quốc Long

“Người dân cũng đâu có muốn đi xe máy, thưa Bộ trưởng Đinh La Thăng! Đi xe máy vừa có nguy cơ bị tai nạn, khói bụi, kẹt xe... nhưng chẳng qua là không có sự lựa chọn nào khác” bạn đọc Lanh

“Đúng là chính sách trên trời, cuộc đời dưới đất” – bạn đọc Phan Dũng.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo