xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kiến ba khoang xuất hiện trở lại

Lê Phong - Nguyễn Thạnh - Ý Linh

Viêm da tiếp xúc kích ứng do kiến ba khoang thường xuất hiện theo mùa mưa (từ tháng 7 đến tháng 10) có thể bùng phát thành dịch tại một khu vực nào đó

Cơn mưa chiều đổ xuống, căn hộ ở tầng 8 chung cư The EverRich Infinity (quận 5, TP HCM) của chị Nguyễn Hoàng Ngọc bỗng dưng xuất hiện hàng loạt côn trùng lạ bay từ ban công vào. Chị Ngọc dùng chổi quét đi, chúng tiếp tục bám vào bóng đèn, ẩn sâu vào giường. Lên mạng tìm kiếm thông tin, chị tá hỏa khi biết đó là kiến ba khoang.

Khó tiêu diệt

Ngay lập tức, chị Ngọc phun thuốc diệt côn trùng nhưng con trai 8 tuổi của chị đụng vào kiến bị sưng phù và đau nhức mặt. "Chung cư ở nội thành, ít cây và kênh rạch nhưng không hiểu sao kiến ba khoang xuất hiện nhiều, bay bám khắp nơi, không theo đàn nên khó tiêu diệt. Dù đóng kín cửa nhưng chúng vẫn bò vào rèm cửa" - chị Ngọc than thở.

Chia sẻ câu chuyện lên nhóm Facebook của cộng đồng dân cư, nhiều hộ dân chung cư nơi đây cùng lên tiếng. Đặc biệt, gia đình anh Lê Quốc Thắng (ngụ tầng 7) có đến 3 người đang phải bôi thuốc bởi dịch từ kiến ba khoang bắn ra. Đại diện Ban Quản lý chung cư The EverRich Infinity cho biết đã tiến hành phun thuốc sau khi cư dân phản ánh nhưng đây là loài kiến bay ở trên cao, di chuyển rộng khắp nên việc phun thuốc chỉ hạn chế phần nào sự xuất hiện của kiến ba khoang.

Từng nhiều lần đối mặt loài kiến độc, chị Lê Thị Thu (ngụ chung cư Tân Mỹ, quận 7) cho biết kiến ba khoang thường xuất hiện vào mùa hè. Đặc biệt khi gió hướng Nam kết hợp mưa sẽ khiến loài kiến này bay vào căn hộ chung cư rất nhiều. "Sau 2 lần bị kiến ba khoang gây họa, bây giờ nhà tôi lắp lưới chống côn trùng ở ban công và cửa sổ phòng ngủ dù việc này khiến căn phòng tối và không thẩm mỹ nhưng an toàn là trên hết" - chị Thu bày tỏ.

Tại chung cư City Gate (quận 8, TP HCM), đại diện ban quản lý chung cư cho biết trung bình 2 tháng, chung cư tổ chức phun thuốc diệt côn trùng một lần. Tuy nhiên, việc này chỉ hạn chế một phần sự sinh trưởng và tấn công của kiến ba khoang. Thỉnh thoảng cư dân vẫn phàn nàn về kiến ba khoang, đặc biệt nhiều hộ dân sống từ tầng 6 đến tầng 11 bị loài kiến này chui vào nhà, gây xáo trộn cuộc sống.

Kiến ba khoang xuất hiện trở lại - Ảnh 1.

Ban Quản lý chung cư The EverRich Infinity (quận 5, TP HCM) phun thuốc diệt côn trùng, trong đó có kiến ba khoang Ảnh: Lê Phong

Dễ nhiễm trùng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), kiến ba khoang thường sống ở ven ruộng, trong rơm rạ ngoài đồng, bãi cỏ, gần vũng nước, ruộng rau, những nơi xây dựng dở dang. Dù là côn trùng hiền lành nhưng do cơ chế phòng thủ sinh học để chống lại kẻ thù mà cơ thể kiến có chứa chất pederin - một loại chất độc gây rộp, phỏng da. Chất pederin không do kiến chủ động tiết ra, chỉ khi cơ thể bị nghiền nát, chất này mới được giải phóng ra môi trường. Khi chất pederin dính vào vùng da con người, nhất là vùng da non, vùng da nhạy cảm (mặt, cổ, cánh tay, bắp chân…), sẽ khiến vùng đó bị phồng rộp, bỏng, đau rát. Một vài trường hợp gây viêm da, nếu không chăm sóc tốt vết thương, có thể gây nhiễm trùng và tình trạng vết thương trở nặng hơn.

ThS-BS Tạ Quốc Hưng, Khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết viêm da tiếp xúc kích ứng do kiến ba khoang thường xuất hiện theo mùa mưa (từ tháng 7 đến tháng 10) có thể bùng phát thành dịch tại một khu vực nào đó, gây không ít hoang mang cho cộng đồng từ nhiều năm qua. Thời gian tiến triển của viêm nhiễm kéo dài từ 1 đến 3 tuần, tùy thuộc lượng độc tố pederin của côn trùng trên da. Viêm da ở các trường hợp nhẹ có thể tự khỏi nhưng cần loại bỏ chất gây kích ứng bằng cách rửa nhẹ nhàng khu vực ảnh hưởng bằng xà phòng và nước.

Còn theo TS-BS Nguyễn Trọng Hào, Giám đốc Bệnh viện Da liễu TP HCM, khi tiếp xúc với kiến ba khoang có thể gây ra tình trạng viêm da kích ứng với các biểu hiện như: da nóng đỏ, sưng nề, dễ lan ra (nhất là những vị trí có tiếp xúc với dịch tiết của côn trùng), trên bề mặt có thể có những mụn nước, mủ nhỏ. Đây là những mụn mủ vô trùng do bạch cầu nhưng nếu vết thương hở do cào, gãi, trầy xước sẽ có nguy cơ nhiễm trùng nặng hơn.

"Khi gặp kiến ba khoang, không nên đập mà chỉ nên thổi nhẹ để đuổi đi, tránh để dịch tiết của nó dính lên da. Trường hợp dính phải dịch tiết của kiến ba khoang, tránh để dịch tiết lan ra, làm cho tình trạng tổn thương da nặng hơn. Không thoa, bôi những thuốc không rõ loại, hạn chế tiếp xúc với những vị trí đã bị tổn thương. Nên đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ điều trị đúng hướng, kịp thời" - BS Nguyễn Trọng Hào khuyến cáo.

Cách phòng tránh

Theo HCDC, các tình huống có thể tiếp xúc với chất pederin: cố tình hoặc vô tình đập chết kiến khi chúng bò trên cơ thể; kiến bò lên khăn, quần áo đang phơi, con người sử dụng và vô tình chà xát kiến lên cơ thể, làm phóng thích chất độc lên da. Vì vậy, trước khi sử dụng khăn lau, quần áo, phải kiểm tra kỹ, nếu phát hiện có kiến thì nhẹ nhàng di chuyển chúng ra khỏi đồ dùng (dùng một tờ giấy cho kiến bò sang rồi di chuyển chúng sang nơi khác). Buổi tối khi sinh hoạt hoặc làm việc dưới ánh đèn cần phải đóng cửa hoặc làm lưới ngăn côn trùng ở các khu vực cửa sổ có lỗ thoát khí. Buông rèm để che ánh sáng lọt ra ngoài thu hút kiến ba khoang.

Ngoài ra, cần vệ sinh môi trường, gom xác cây mục, cỏ khô đem đốt để xua đuổi côn trùng; sử dụng bình xịt côn trùng gia dụng, xịt vào chân tường, bậc cửa ra vào, cửa sổ; sử dụng các loại bẫy đèn để dẫn dụ và bắt kiến.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo