xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Liều lĩnh sẽ rước họa vào thân

Phạm Dũng - Lê Phong ghi

Nếu chống trả tội phạm quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại, có thể phải chịu trách nhiệm hình sự

Luật sư LÊ NGUYỄN QUỲNH THI (Đoàn Luật sư TP HCM):

Phải bảo đảm an toàn

Việc người dân tham gia truy bắt tội phạm thể hiện sự dũng cảm, tinh thần trách nhiệm đối với xã hội, cần được khuyến khích và tuyên dương. Điều này cũng được quy định rõ trong các văn bản pháp luật. Điều 46 Hiến pháp 2013 nêu: “Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng”. Ngoài ra, Bộ Luật Hình sự (BLHS) cũng quy định: “Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia đấu tranh, phòng ngừa và chống tội phạm”.

Như vậy, dù công an là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) song mọi tổ chức, cá nhân cũng đều có quyền và nghĩa vụ cùng tham gia hoạt động giữ gìn ANTT nhưng phải trên cơ sở tuân thủ pháp luật. Tuy nhiên, để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc, họ cần được hướng dẫn kỹ năng xử lý tình huống. Theo điều 15 BLHS, người dân chỉ được ngăn chặn, chống trả trong trường hợp đối tượng đang có hành vi xâm phạm các lợi ích của nhà nước, tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của bản thân hoặc của người khác. Một khi họ chống trả quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự vì vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Vì thế, khi chứng kiến vụ cướp giật trên đường phố, trước hết người dân cần xem xét tình huống, tương quan lực lượng nhằm bảo đảm an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Không nên quá khích, liều lĩnh hoặc dùng hung khí nguy hiểm tấn công, dùng ô tô đâm thẳng vào đối tượng. Thực tế đã từng xảy ra có người vì không kiềm chế đã chuyển biến hành vi từ ngăn chặn sang tấn công quá mạnh khiến tội phạm tử vong, phải đối diện với nguy cơ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; đồng thời, chịu thêm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

Một đối tượng dàn cảnh cướp xe (x) và bị “hiệp sĩ” truy bắt ngày 23-11-2016 trên đường Kỳ Đồng, quận 3, TP HCM Ảnh: LÊ PHONG
Một đối tượng dàn cảnh cướp xe (x) và bị “hiệp sĩ” truy bắt ngày 23-11-2016 trên đường Kỳ Đồng, quận 3, TP HCM Ảnh: LÊ PHONG

Anh LÊ NGỌC PHÚC (“hiệp sĩ” quận Tân Bình, TP HCM):

Tính toán kỹ

Cuối tháng 11-2016, trong một lần giao hàng cho khách, tôi phát hiện 10 đối tượng đi trên cầu Kiệu (hướng từ quận Phú Nhuận về quận 1, TP HCM) có biểu hiện dàn cảnh cướp giật. Nghĩ nếu gọi các “hiệp sĩ” khác phải mất hơn 30 phút từ các quận Bình Tân, Tân Bình đến ứng cứu nên một mình tôi âm thầm bám theo. Khi đến đường Lê Hồng Phong (quận 10), thấy một đối tượng trong nhóm trên giả vờ tông xe để lấy tài sản, tôi rồ ga áp sát, kéo một thanh niên xuống đường nhưng bị 5 đối tượng còn lại tấn công làm gãy xương vai.

Từ đó, tôi thận trọng hơn khi truy đuổi tội phạm. Trước khi rồ ga đuổi theo, trong đầu tôi luôn tính toán trường hợp nào nên truy đuổi, trường hợp nào phải chấp nhận “của đi thay người” bởi làm gì cũng phải bảo toàn tính mạng của mình và mọi người, sau đó mới tính đến chuyện lấy lại tài sản. Đặc biệt, phụ nữ đi một mình gặp phải cướp thì nên tri hô nhờ trợ giúp, tay lái yếu không nên đuổi theo.

Trung úy NGUYỄN CHÍ THANH, Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát Hình sự Công an quận 10:

Không đuổi theo, tránh đối đầu

Theo tôi, người dân cần tập phản ứng trước những tình huống đặc biệt, bất ngờ xảy ra với chính mình, người thân và người xung quanh. Khi bị cướp, cần bình tĩnh, không đuổi theo, tránh đối đầu với các đối tượng phạm tội. Cố gắng nhận dạng đặc điểm đối tượng (dáng người, hình xăm, biển số xe, loại xe đối tượng dùng để gây án…), sau đó đến cơ quan công an trình báo. Rất nhiều vụ việc công an đã tìm, khám phá nhanh từ tin báo của quần chúng về đặc điểm nhận dạng kẻ phạm tội, từ camera người dân cung cấp. Phải nhận thức rằng đừng vì tiếc của mà đuổi theo các đối tượng cướp giật vì có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng.

Nếu khống chế được đối tượng, điều đầu tiên là báo cho công an địa phương nhưng tốt nhất gọi ngay cho Cảnh sát 113 yêu cầu hỗ trợ, giải quyết. Tuyệt đối không được đánh, bắt giữ, nhốt người phạm tội. Đã có trường hợp bắt giữ kẻ cướp giật và có những hành vi xúc phạm nên bị khởi tố tội “Bắt giữ người trái pháp luật” và “Làm nhục người khác”. Cũng lưu ý thêm, nếu lái xe tông vào đối tượng gây thiệt hại về sức khỏe, sinh mạng thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu liều lĩnh bắt cướp như vậy thì không nên.

Trách nhiệm của công an

Chuyên gia tội phạm học Phạm Hữu Hùng nhìn nhận gặp vụ cướp giật, tâm lý người dân là rất muốn bắt được đối tượng nhưng ngại bị tấn công gây thương tích, ngại phiền phức, rước họa vào thân. “Phần lớn mọi người quan niệm của đi thay người và coi điều đó là đúng. Tôi nghĩ trách nhiệm bắt cướp bảo vệ ANTT là của công an chứ không phải người dân thờ ơ, thấy người gặp nạn không chung tay ngăn chặn” - ông Hùng nói.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 26-4

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo