xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Luật hóa hoạt động công vụ

DIỆP VĂN SƠN

Chưa có quy định về hoạt động công vụ thì không thể xây dựng được một nền hành chính hiệu lực và hiệu quả

Trong nhóm 6 giải pháp của Chính phủ có đề cập: “Quản lý Nhà nước còn nhiều yếu kém. Ý thức trách nhiệm và năng lực, phẩm chất của một bộ phận cán bộ công chức còn nhiều bất cập. Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng...”. Thiết nghĩ, đổi mới hay cải cách hành chính (CCHC) suy cho cùng không có mục đích tự thân mà cái đích đạt đến là để làm sao cho nền hành chính  hoạt động hiệu quả. Dẫu biết rằng CCHC là việc làm quan trọng đầu tiên, có ý nghĩa rất lớn nhưng nếu công chức trong bộ máy đó vẫn hoạt động với thái độ nặng tính cai trị hơn phục vụ, “làm khó để ló ra tiền”… thì dù có đổi mới CCHC đến đâu đi nữa thì mục tiêu nâng cao hiệu quả, hiệu lực cho bộ máy cũng khó đạt được.
img
Quận 1 - TPHCM là một trong những điểm sáng của cả nước về cải cách thủ tục hành chính, thái độ của công chức được dân hài lòng.
Trong ảnh: Người dân làm thủ tục hành chính tại UBND quận 1 - TPHCM. Ảnh: TẤN THẠNH

Muốn cho công chức hoạt động tốt, ngoài những biện pháp như thi tuyển công bằng, chăm lo điều kiện sống, điều kiện làm việc tương xứng, cần phải đặt công chức trong một hệ thống công nghệ quản lý hành chính tiên tiến (ví dụ: ISO-9000) và quan trọng hơn là phải có luật về đạo đức hoạt động công vụ. Có như vậy, công chức mới không muốn, không thể và không dám có hành vi sai trái.

Luật Cán bộ Công chức quy định “những việc cán bộ công chức không được làm” cả về tư cách, đạo đức và quan hệ nhân thân trong công vụ khi cán bộ đó là người đứng đầu đơn vị…”. Những quy định này là cần thiết nhưng vẫn còn chung chung, chưa cụ thể. Nếu không có quy định về hoạt động công vụ thì không thể xây dựng được một nền hành chính có hiệu lực, hiệu quả.

Những nguyên tắc đạo đức trong nền công vụ là cơ sở cần được nghiên cứu để luật hóa. Có thể chỉ ra 6 vấn đề sau:                

Thứ nhất, tiêu chuẩn đạo đức cần được phản ánh trong một khuôn khổ pháp lý. Cơ sở pháp lý là nền tảng để đưa ra những nguyên tắc và tiêu chuẩn áp đặt tối thiểu đối với hành vi của mọi công chức. Luật pháp có thể đưa ra những giá trị căn bản của nền công vụ và tạo ra khuôn khổ hướng dẫn, kiểm tra, kỷ luật và truy tố.

Thứ hai, tiêu chuẩn đạo đức trong nền công vụ phải rõ ràng. Công chức cần biết những nguyên tắc, tiêu chuẩn căn bản mà họ cần tuân thủ trong công việc và đâu là giới hạn của các hành vi có thể được chấp nhận.

Thứ ba, công chức cần biết rõ quyền và nghĩa vụ của họ khi phát hiện những hành động sai lầm.               

Thứ tư, quy trình ra quyết định phải rõ ràng và công khai. Công chúng có quyền được biết các cơ quan Nhà nước thi hành quyền lực và nguồn lực mà họ được ủy thác như thế nào. Việc kiểm tra của công chúng phải được tạo điều kiện thông qua các quy trình dân chủ và công khai, được pháp luật bảo hộ và được tiếp cận với các nguồn thông tin công cộng.

Thứ năm, cơ chế trách nhiệm đầy đủ cần được áp dụng trong nền công vụ. Cơ chế trách nhiệm có thể trong phạm vi nội bộ một cơ quan, cũng có thể trong phạm vi toàn bộ máy hành chính; cơ chế tăng cường trách nhiệm cần được thiết kế để kiểm soát hợp lý.

Thứ sáu, thủ tục và các biện pháp xử phạt thích hợp đối với việc vi phạm đạo đức.

Các cơ chế phát hiện và điều tra độc lập những hành vi sai trái như tham nhũng là một phần thiết yếu trong một nền tảng đạo đức. Cần có những thủ tục tin cậy và các nguồn lực cần thiết để giám sát, báo cáo và điều tra những vi phạm các quy định của nền công vụ, đồng thời phải có biện pháp kỷ luật hay xử lý hành chính ngăn chặn vi phạm đạo đức. Các nhà quản lý cần có sự nhìn nhận hợp lý trong việc sử dụng các cơ chế này khi họ hành động. Làm thế nào để người dân và tổ chức có cơ sở pháp lý đủ mạnh nhằm kiện các cá nhân và cơ quan công quyền khi các cơ quan này đùn đẩy trách nhiệm, quay lưng lại nhau, hành nhau…, gây thiệt hại cho họ.

Công chức giỏi thì bộ máy hành chính tốt

Có một ẩn dụ về hệ thống hành chính Nhà nước khá ấn tượng như sau: Hệ thống thể chế là con đường; thể chế tốt, đầy đủ là con đường bằng phẳng, biển hiệu và đèn báo rõ ràng. Bộ máy hành chính là chiếc xe, bộ máy tốt là chiếc xe tốt. Công chức là tài xế, công chức tốt là tài xế giỏi. Còn chế độ xăng dầu là tài chính công. Rõ ràng, dù 3 yếu tố đường sá, xe cộ và xăng dầu tốt nhưng tài xế kém thì dễ gây họa.

Nên nhớ rằng công chức là người chủ yếu đề xuất thiết kế và xây dựng thể chế, thiết kế vận hành bộ máy hành chính. Vì thế, hiệu quả và hiệu lực của bộ máy hành chính phụ thuộc vào tâm và tầm của công chức.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo