xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mỗi năm chết đuối... 1 lớp học

Bài và ảnh: HỒNG ÁNH

Chỉ trong năm 2012, tỉnh Phú Yên có đến 51 trẻ em chết đuối, trong khi đó chương trình dạy bơi cho trẻ em ở tỉnh này đã chấm dứt

Ngày 15-5, bà Phạm Thị Minh Hiền, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Phú Yên, cho biết sau 1 năm triển khai thí điểm, đề án “Tăng cường công tác truyền thông phòng, chống đuối nước và hướng dẫn kỹ năng bơi cho thiếu nhi Phú Yên giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020” đã phải tạm dừng.
 
img

Việc tập bơi cho học sinh trong hồ di động tại tỉnh Phú Yên đã tạm dừng sau 1 năm hoạt động

“Mùa” trẻ chết đuối

Theo bà Phạm Thị Tương Lai, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Phú Yên, cuối tháng 5 hằng năm là “mùa” trẻ em chết đuối. Đây là khoảng thời gian vào hè, thời tiết nóng nực, việc học ở trường của học sinh không còn nhiều. Các em tranh thủ các buổi học về sớm hoặc liên hoan chia tay để rủ nhau tắm sông, tắm biển, dẫn đến chết đuối.

Dọc bãi biển TP Tuy Hòa, rất nhiều nhóm học sinh còn mặc đồng phục ra biển để chơi và tắm. Anh Nguyễn Văn Thân, thành viên đội cứu hộ bờ biển TP Tuy Hòa, cho biết: Phải chú ý đối với những đối tượng tắm biển là học sinh vì không có người lớn kèm cặp, các em lại rất liều lĩnh. “Vùng biển nguy hiểm, nước sâu, có biển báo nhưng các em phớt lờ” - anh Thân cho biết.

Theo thống kê của Sở LĐ-TB-XH tỉnh Phú Yên, chỉ trong năm 2012, có đến 51 trẻ em dưới 16 tuổi bị chết đuối. Trung bình mỗi năm, ngành GD-ĐT tỉnh Phú Yên mất 1 lớp học vì học sinh chết đuối. “Giờ đây, mỗi lần nghe có trẻ chết đuối, dù không phải ở địa phương, tôi  cũng giật mình, ám ảnh” - bà Lai chia sẻ.

Không có chỗ tập bơi

Đầu năm 2012, Tỉnh đoàn Phú Yên xây dựng đề án “Tăng cường công tác truyền thông phòng, chống đuối nước và hướng dẫn kỹ năng bơi cho thiếu nhi Phú Yên giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020” cho học sinh tiểu học và THCS. Đề án thí điểm cho khoảng 8.000 học sinh ở 11 xã, thị trấn huyện Đồng Xuân, sau đó sẽ nhân rộng toàn tỉnh. Đề án được ngân sách tỉnh đầu tư 150 triệu đồng để mua 2 hồ bơi mini di động đưa về từng xã tập bơi cho học sinh và tập huấn cho cán bộ tổng phụ trách đội. “Chúng tôi đã triển khai ở 11 xã, thị trấn của huyện Đồng Xuân. Tuy nhiên, đây là đề án được hỗ trợ từ vốn ngân sách tỉnh. Năm nay, vốn không có nên chương trình phải tạm dừng”- bà Phạm Thị Minh Hiền cho biết.

Ông Trần Phương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học số 2 Xuân Lãnh, khẳng định chẳng có hồ bơi di động nào được đưa về và cũng chẳng có học sinh nào của trường được tập bơi. Ông Nguyễn Văn Tá, Giám đốc Sở GD-ĐT Phú Yên, nói: Chưa thể đưa việc tập bơi vào giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường vì không có chỗ để tập bơi.

Bà Phạm Thị Tương Lai cho rằng hàng chục vạn học sinh của một tỉnh không thể tập bơi trong 2 hồ di động. Trong khi Phú Yên là tỉnh có bờ biển dài, nhiều sông suối, ao hồ, nếu biết tận dụng, khoanh vùng và quản lý để tạo chỗ tập bơi thì không thể cho rằng thiếu chỗ tập bơi cho trẻ.
 

Biết tận dụng sẽ có chỗ tập bơi

Đây là ý kiến của bà Phạm Thị Tương Lai khi nói về đề án “Tập bơi cho trẻ tại cộng đồng” hiện đang được Sở LĐ-TB-XH trình UBND tỉnh này. Theo đề án, trước hết cần làm sao để chính quyền địa phương và gia đình thấy rõ tầm quan trọng của việc tập bơi cho trẻ. “Địa phương nào cũng có sông suối, ao hồ hoặc bãi biển. Nếu địa phương tận dụng, quản lý làm chỗ tập bơi rồi tuyển dụng những người bơi giỏi ra tập cho các em thì sẽ nhanh chóng giúp trẻ em cả tỉnh biết bơi”- bà Lai nhận định.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo