xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nặng nỗi lo người tâm thần

NHƯ PHÚ - XUÂN HOÀNG

Tình trạng người tâm thần gây án còn diễn ra nhiều nơi, không chỉ trong cộng đồng mà còn ngay tại nơi điều trị, giám sát

Nhiều người dân ở phường Thạnh Phước, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương nhắc đến ông Bảy Trời (không rõ tên thật) là khiếp vía. Ông Bảy Trời bị bệnh tâm thần nhẹ, lúc tỉnh lúc mê nhưng rất thích nhậu và hay xin tiền mua rượu.

Nổi cơn chém người và “tử chiến”, trốn viện

Ai không cho tiền hoặc không cho “nhậu ké” thì ông Bảy Trời chửi bạt mạng, thậm chí dọa đánh. Nhiều năm trước, ông từng cầm đá ném chết một người dân địa phương nhưng có giấy chứng nhận tâm thần nên thoát án.

Người dân phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương chưa quên việc Tâm “khùng” (tức Võ Văn Tâm, 36 tuổi) chém chết bạn nhậu. Hôm đó, đang nhậu “sương sương”, Tâm “khùng” đột nhiên chạy một mạch về nhà xách dao chém anh Thành, một người nhậu chung. Gia đình Tâm cho biết đối tượng này bị bệnh tâm thần, phải uống thuốc hằng tháng, khi nhậu vào thì cơn điên tái phát.

Tại Viện Pháp y Tâm thần trung ương ở TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, cách đây nửa năm từng xảy ra vụ “tử chiến” bằng dao ngay trong khuôn viên khiến 2 bệnh nhân chết tại chỗ. Rạng sáng 9-5, trong lúc các điều dưỡng đang đưa đồ ăn sáng đến thì giữa 2 bệnh nhân Nguyễn Thế Minh (34 tuổi, ngụ TP HCM) và Nguyễn Hải Long (28 tuổi, ngụ tỉnh Bạc Liêu) đã lao vào nhau ẩu đả kịch liệt bằng dao (không rõ được đưa vào bằng cách nào) khiến không ai có thể ngăn cản được. Nguyễn Thế Minh tử vong tại chỗ bởi những nhát dao vào ngực, đùi. Nguyễn Hải Long cũng tử vong trên đường đi cấp cứu bởi những vết thương nặng ở hạ sườn.

Trước đó mấy tháng, tại đây từng xảy ra vụ 3 bệnh nhân cùng bẻ gãy song sắt, dùng vải bện thành thang dây leo qua tường bỏ trốn. Các bệnh nhân Nguyễn Giang Anh (26 tuổi, quê tỉnh Bạc Liêu), Võ Văn Út (32 tuổi, quê tỉnh Long An) và Đặng Ngọc Liêm (34 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) đã đào thoát về các tỉnh miền Tây. Sau đó, Võ Văn Út đã bị bắt giữ, tiếp tục điều trị; Đặng Ngọc Liêm được phát hiện tử vong trong một nhà nghỉ nghi do sốc ma túy; còn Anh hiện vẫn chưa rõ tung tích.

Một người tâm thần trên đường Cộng Hòa, quận Tân Bình, TP HCMẢnh: Phạm Dũng
Một người tâm thần trên đường Cộng Hòa, quận Tân Bình, TP HCMẢnh: Phạm Dũng

Nhiều gia đình không đưa trở lại bệnh viện

Ngoài Viện Pháp y Tâm thần trung ương ở Biên Hòa đang điều trị bắt buộc và giám định tâm thần cho gần 400 bệnh nhân là can phạm, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai còn có Bệnh viện Tâm thần trung ương 2. Bệnh viện này hiện có gần 800 CB-CNV - bác sĩ điều trị thường xuyên cho khoảng 1.500 bệnh nhân nội trú và hàng chục ngàn bệnh nhân ngoại trú. Đây được coi là tuyến phục vụ, hỗ trợ có uy tín cho bệnh nhân đến từ cả 37 tỉnh, thành phía Nam.

Lãnh đạo bệnh viện cho biết đối với người bệnh, cả điều trị nội trú và ngoại trú, đều có chính sách hỗ trợ về thuốc cũng như các chế độ khác, tuy nhiên, cơ sở vật chất vẫn còn rất khó khăn. Có nhiều bệnh nhân khi bệnh thuyên giảm được về với gia đình, cộng đồng, tùy tình trạng sức khỏe, làm ăn sinh sống, nhiều người sức khỏe hồi phục có thể tiếp tục phát triển cuộc sống, sự nghiệp. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp bệnh còn nặng nhưng gia đình tự chăm sóc, quản lý, không đưa trở lại bệnh viện.

Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Người Lao Động về tình trạng người bị bệnh tâm thần đi lang thang, ông Hồ Văn Lộc, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai, cho biết nếu gia đình không bảo đảm việc chăm sóc thì sẽ được đưa đến các trung tâm của tỉnh để tiếp tục điều trị theo quy định. Còn với người đang làm việc trong các trung tâm thì việc chăm sóc, quản lý người tâm thần cũng rất căng thẳng và mệt mỏi, ngay cả với những người từng trải trong nghề, có kinh nghiệm nhiều năm.

Một cán bộ công tác tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Bình Dương nói: “Ở gần người tâm thần, chúng tôi lúc nào cũng phải trong tâm thế cảnh giác, không để họ tiếp cận với những vật sắc nhọn. Họ nổi cơn điên, đánh nhau liên hồi. Nhiều lúc cán bộ trung tâm vào can ngăn cũng bị dính đòn”.

Cưu mang tại trung tâm

Hiện Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Bình Dương đang cưu mang hàng chục người tâm thần lang thang, không xác định được người thân. Theo bà Nguyễn Thị Đẹp, phó giám đốc trung tâm, khi bệnh nhân “tỉnh”, nhớ ra quê quán, gia đình thì trung tâm sẽ xác minh, yêu cầu gia đình đón về chăm sóc. “Theo quy định, trung tâm không nhận chăm sóc, nuôi dưỡng những người tâm thần có gia đình. Đối với những trường hợp đặc biệt, gia đình quá khó khăn, đối tượng ở ngoài gây nhiều nguy hiểm cho cộng đồng thì chúng tôi mới cho lưu lại trung tâm” - bà Đẹp nói. Do không có bác sĩ tâm thần thường trực nên Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Bình Dương cũng không nhận chăm sóc người tâm thần theo dạng ký gửi, dịch vụ. Phần lớn người tâm thần tại Bình Dương hoặc sống tại nhà với người thân hoặc gửi đi điều trị dài ngày ở Viện Pháp y Tâm thần trung ương (tỉnh Đồng Nai).

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo