xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người làm sai phải bồi thường

Thạc sĩ Ngô Thế Tiến (nguyên thẩm phán TAND TP HCM)

Pháp luật đã quy định rất rõ ràng trách nhiệm bồi thường của các cá nhân và cơ quan tiến hành tố tụng khi để xảy ra vụ việc oan sai

Dù ở đâu, thời điểm nào, yêu cầu của dư luận về trách nhiệm bồi thường của các cá nhân, các cơ quan tiến hành tố tụng trong những vụ án oan sai là chính đáng. Khi bàn sâu vào nội dung của yêu cầu, ở các góc độ khác nhau và xét cả về tính kỹ thuật của quá trình xây dựng hệ thống pháp luật sẽ còn nhiều vấn đề cần làm rõ.

Tòa quyết định việc bồi thường

Gần đây, việc bồi thường oan sai cho ông Nguyễn Thanh Chấn 7,2 tỉ đồng được dư luận rất chú ý. Khoản tiền bồi thường dù có lớn đến đâu cũng không thể bù đắp những mất mát về tinh thần, tình cảm, danh dự, tài sản... mà những người bị oan sai nói chung và gia đình ông Chấn nói riêng phải gánh chịu. Làm sao bồi thường được nhân phẩm, danh dự, uy tín và nhất là thời gian cuộc đời họ đã bị mất khi vướng vòng lao lý?

Trần Văn Đỡ và Khâu Sóc, 2 trong số 7 thanh niên bị bắt oan về tội giết người, nhận tiền bồi thường từ VKSND tỉnh Sóc Trăng Ảnh: CÔNG TUẤN

Trần Văn Đỡ và Khâu Sóc, 2 trong số 7 thanh niên bị bắt oan về tội giết người, nhận tiền bồi thường từ VKSND tỉnh Sóc Trăng Ảnh: CÔNG TUẤN

Hiện nay, để giải quyết bồi thường cho người oan sai đã có Nghị quyết 388, Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước. Đến nay, với trường hợp oan sai của ông Chấn, cơ quan tố tụng có thẩm quyền đã khởi tố vụ án liên quan đến các hành vi vi phạm của một số cá nhân. Cụ thể, một số điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán có dấu hiệu vi phạm pháp luật đã bị khởi tố bị can. Cho nên, việc xác định ai là người vi phạm và tùy theo mức độ, tính chất vi phạm mà phải chịu trách nhiệm hoàn trả, hoàn trả bao nhiêu, bằng hình thức gì phải chờ quyết định của tòa án. Người có lỗi nhiều thì bồi thường nhiều, người có lỗi ít thì bồi thường ít để trả lại tiền cho nhà nước đã dùng bồi thường oan sai.

Khi đã có phán quyết của tòa án, có người phải chịu trách nhiệm hoàn trả tiền và cũng có thể có một số người dù bị khởi tố nhưng họ không có lỗi hoặc có lỗi do vô ý thì sẽ không phải bồi thường, hoàn trả khoản tiền này cho nhà nước.

Như vậy, theo tôi, pháp luật quy định về việc bồi thường, trách nhiệm bồi thường cho vụ việc oan sai đã rõ ràng, đầy đủ, hợp tình, hợp lý đối với trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan tiến hành tố tụng khi để xảy ra vụ việc oan sai.

Luật quy định rất chặt chẽ

Bộ Luật Hình sự dành một chương XXII quy định các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp với 23 tội danh được quy định từ điều 292 đến điều 314. Khi các cá nhân là điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm minh và thu hồi tài sản bồi thường cho nhà nước.

Điều này tác động rất lớn đến công tác xây dựng và tiến hành hoạt động tố tụng của các cơ quan tố tụng hình sự. Các cá nhân tiến hành tố tụng cần thận trọng hơn khi thực hiện công việc của mình.

Khi đã nhận vụ án, áp lực đầu tiên là nghiên cứu hồ sơ. Thẩm phán, HĐXX là những người quyết định cuối cùng của quá trình tố tụng nên phải rất cẩn trọng trong việc đánh giá, thu thập từng chứng cứ chứng minh, phải đứng ở nhiều góc độ để xem xét từng việc.

Trong một vụ án, việc đầu tiên là người tiến hành tố tụng phải tìm, xem xét những tài liệu dùng làm chứng cứ để chứng minh hành vi, sự kiện pháp lý xảy ra có đúng với thực tế hay không. Thẩm phán, HĐXX phải nghiên cứu rất nhiều tài liệu, đánh giá chứng cứ, đối chiếu tình tiết, sự kiện trong hồ sơ vụ án với nhau. Đôi khi họ còn phải tham khảo nhiều nơi, nhiều cơ quan chuyên môn có thẩm quyền chứ không phải chỉ nghe, suy đoán một chiều để tránh oan sai.

Là người có nhiều năm tiến hành xét xử, tôi mong rằng các công chức khi đảm trách công việc cần có tâm trong sáng, cần xem trọng trách nhiệm trước nhân dân về hậu quả việc làm của mình.

 

Rủi ro nghề nghiệp

Nghề nào cũng có rủi ro và công việc tố tụng hình sự rất khó khăn, phức tạp. Thực tế, có một số vụ án khó, phức tạp, những người tiến hành tố tụng thường tham khảo ý kiến, phân tích phản biện của tập thể hội đồng thẩm phán ở TAND địa phương, TAND Tối cao hoặc tham vấn ý kiến với cơ quan điều tra, VKS để tránh oan sai, xảy ra rủi ro ngoài ý muốn. Trong thực tiễn xét xử, cũng đã có trường hợp dù hồ sơ vụ án đã được tham vấn nhiều cơ quan, ban ngành, tòa án cấp trên... nhưng vẫn xảy ra oan sai. Đây chính là rủi ro nghề nghiệp!

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo