xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người tiêu dùng luôn “nắm đằng lưỡi”

Bài và ảnh: THANH NHÂN

Sau hơn 1 năm thực hiện, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vẫn chưa đi vào đời sống và bộc lộ nhiều bất cập

Cả người tiêu dùng (NTD) và doanh nghiệp (DN) đều chưa hiểu đúng về quyền được thông tin của NTD và Luật Bảo vệ quyền lợi NTD vẫn chưa đi vào đời sống. Thực trạng này được nêu ra thảo luận tại hội thảo “Quyền được thông tin của NTD” diễn ra vào chiều 14-3 ở TPHCM.

img
Người tiêu dùng được hướng dẫn phân biệt mũ bảo hiểm thật - giả tại hội chợ triển lãm “Nhận biết hàng thật - phân biệt hàng giả...”
ở Nhà Văn hóa Thanh niên TPHCM

Bơ vơ, thua thiệt

Theo Hội Bảo vệ quyền lợi NTD TPHCM, hầu hết NTD chưa biết hết 8 quyền lợi của mình trong việc tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa dịch vụ cũng như chưa hiểu nghĩa vụ trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình và lợi ích cộng đồng. Về phía DN, vi phạm chủ yếu là không cung cấp hóa đơn chứng từ, hóa đơn bán hàng, không niêm yết giá hàng hóa dịch vụ, không cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa dịch vụ cho NTD
Bà Phan Thị Việt Thu, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi NTD TPHCM, dẫn chứng trường hợp 1 NTD mua gạch của 1 thương hiệu gạch lót nền nổi tiếng và là hàng Việt Nam chất lượng cao. Khi chọn mẫu, tại show room chỉ trưng bày 1 tấm gạch, khách chọn mua và giao cho nhà thầu thi công.
Khi lót xong mới thấy tổng thể là những tấm gạch màu sắc không giống nhau; NTD khiếu nại đòi bồi thường thì nhà sản xuất giải thích không phải chất lượng gạch không đồng bộ mà là 1 kiểu mô phỏng theo phong cách trang trí châu Âu. Nhưng rõ ràng, nhà sản xuất đã không giới thiệu rõ ràng với khách về loại gạch này cũng như trưng bày nhiều tấm gạch cho khách quan sát, chọn lựa.
Không chỉ gặp phiền hà khi người bán cố tình “né” trách nhiệm mà nhiều trường hợp, NTD không nhận được sự bảo vệ từ các cơ quan chức năng. Trong năm 2012, một NTD đến văn phòng khiếu nại vì bị mất xe mà không được bồi thường. Khi gửi xe, nhân viên của công ty bảo vệ cung cấp dịch vụ giữ xe không giao phiếu gửi xe cho khách, khi xe mất thì công ty không chịu bồi thường với lý do không có phiếu gửi, không xác nhận được khách có gửi hay không.
Tại buổi hòa giải, công ty này thừa nhận lỗi đã không thông báo cho khách biết là phải có thẻ giữ xe, không chịu trách nhiệm nếu xảy ra mất xe và đồng ý bồi thường cho NTD sau khi có kết luận của cơ quan điều tra. Tuy nhiên, nhiều tháng trôi qua, NTD vẫn chưa được bồi thường. Công ty chờ kết luận của cơ quan công an, công an xác nhận là có kết luận rồi nhưng chỉ cung cấp nếu công ty này có văn bản yêu cầu. Quá bức xúc, NTD nộp đơn khởi kiện ra tòa và một lần nữa bị từ chối: Tòa yêu cầu phải có biên bản của công an mới nhận đơn và ngược lại, công an trả lời là chỉ cung cấp biên bản khi tòa có văn bản yêu cầu! 

Phải sớm sửa luật

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM, cho biết tình trạng chung hiện nay là DN cố tình lách các quy định về bảo vệ quyền lợi NTD. Căn cứ theo luật, nếu bị xâm phạm các quyền này, NTD có quyền khiếu kiện. Điển hình nhất là vụ mập mờ nguồn gốc một số mặt hàng sữa dê, sữa bò vừa mới phát hiện, NTD hoàn toàn có thể kiện công ty sản xuất, phân phối. Tuy nhiên, tính từ thời điểm Luật Bảo vệ quyền lợi NTD có hiệu lực (năm 2010) đến nay, NTD ít khiếu kiện nhờ bảo vệ quyền lợi hơn trước.

Thủ tục tố tụng quá nhiêu khê cũng là nguyên nhân chính khiến những hành vi xâm phạm quyền lợi NTD thường bị dư luận cho qua. NTD Việt Nam ít có phản ứng gay gắt trước những hành vi vi phạm của DN cũng như thông tin sai lệch của nhà sản xuất. Song song đó, công tác vận động phổ biến luật chưa tốt, các tổ chức xã hội chưa có thực quyền và phát huy được sức mạnh, hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các cơ quan Nhà nước chưa được thực hiện tốt, ý thức chấp hành pháp luật của các nhà sản xuất kinh doanh dịch vụ chưa cao.
Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, hiện đã có hành lang pháp lý để bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng nhưng những quy định đó vẫn chỉ dừng lại ở mức độ ghi nhận, khẩu hiệu chứ chưa có những quy định mang tính thực tế hoặc chế tài đủ mạnh. Hiện mức phạt đối với những hành vi vi phạm quyền lợi NTD chỉ ở mức 10-30 triệu đồng, DN sẵn sàng chịu phạt vì vi phạm thì làm sao đủ sức răn đe?!

Trước thực trạng đó, cần phải sớm sửa đổi, bổ sung những điểm không phù hợp của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD. Trong đó, nâng cao mức chế tài đối với các hành vi vi phạm; sắp xếp, phân công hợp lý công tác bảo vệ NTD; rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD để hoàn thiện những khiếm khuyết trong pháp luật. Quan trọng hơn, pháp luật phải bảo vệ quyền tẩy chay sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của NTD.

Trong khuôn khổ hội thảo, Hội Bảo vệ NTD TPHCM đã ký cam kết và trao giấy chứng nhận cam kết về việc thực hiện chính sách bảo vệ NTD giữa các DN sản xuất, phân phối, các trung tâm thương mại, chợ uy tín trên địa bàn TPHCM.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo