xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều nước khuyến khích công chức làm việc tại nhà

Xuân Mai

L.T.S: Sau khi Báo Người Lao Động ngày 16-11 đăng phát biểu của đại biểu Quốc hội Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) đề xuất thí điểm cho công chức một số lĩnh vực có thể làm việc tại nhà, nhiều độc giả tiếp tục tham gia ý kiến

Ngày càng nhiều công chức, nhân viên chính phủ của nhiều quốc gia làm việc từ xa (gọi là telework), truyền tải nội dung công việc và tổ chức các cuộc họp trực tuyến thông qua các thiết bị điện tử. Hình thức này đã được cho phép, thậm chí được khuyến khích tại nhiều nước nhằm tiết kiệm chi phí đi lại, giảm kẹt xe và ô nhiễm môi trường...

Nhiều nước khuyến khích công chức làm việc tại nhà - Ảnh 1.

Nhiều ý kiến cho rằng tình trạng ùn tắc giao thông ở đô thị có thể giảm nếu cho công chức ở một số

lĩnh vực được làm việc tại nhàẢnh: Tấn Thạnh

Theo Phòng Thương mại TP Toronto - Canada, thiệt hại do ùn tắc giao thông gây ra đối với khu đô thị Greater Toronto ước 6 tỉ USD/năm và việc nhiều công chức ở TP này làm việc tại nhà đã giúp giảm bớt chi phí. Các cơ quan tư pháp của Canada cũng đã có những động thái chính thức và hợp pháp để thúc đẩy cách làm việc linh động này.

Năm 2010, Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật tăng cường làm việc tại nhà, yêu cầu lãnh đạo các cơ quan chính phủ đề ra chính sách cho nhân viên làm việc tại nhà, xác định đối tượng đủ tiêu chuẩn và thông báo về chính sách.

Cơ quan Dịch vụ công Mỹ (GSA) cũng tạo ra một trang web giúp các nhà quản lý lập chính sách về làm việc tại nhà. Tháng 11-2012, ông Nick Glegg, khi đó là Phó Thủ tướng Anh, công bố kế hoạch thúc đẩy quyền được làm việc linh hoạt cho tất cả nhân viên có con nhỏ ở lĩnh vực công tại Anh vào năm 2015.

Tại Thụy Điển, Cơ quan Quản lý người sử dụng lao động của chính phủ (SAGE) đã lập ra khuôn khổ về thương lượng giờ làm việc tại địa phương và các điều khoản linh động thời gian cho chính quyền các TP - nơi có số lượng công chức chiếm khoảng 1/4 lực lượng lao động cả nước. Ở Úc, cựu Thủ tướng Julia Gillard từng cam kết nước này sẽ có 12% công chức làm việc tại nhà thường xuyên vào năm 2020.

Tuy nhiên, ở một số nước, làm việc từ xa trong lĩnh vực công thường là thỏa thuận không chính thức giữa nhà tuyển dụng và người lao động, chỉ dành cho nhân viên cấp cao không bị hạn chế bởi lịch họp cố định và không làm công việc tiếp xúc dân.

Nhận định về hình thức làm việc tại nhà có ảnh hưởng đến năng suất công việc hay không, văn phòng tổng thanh tra của chương trình thí điểm làm việc từ xa thuộc Cơ quan An sinh xã hội Mỹ cho rằng điều đó phụ thuộc nhiều yếu tố. Chương trình thí điểm từ cuối năm 2013 và kết quả cho thấy năng suất giảm dựa trên tính chất công việc nhất định, như công chức làm việc qua điện thoại làm việc từ xa hiệu quả hơn tại công sở nhưng thụ động trước các cuộc họp khẩn, khó bảo mật thông tin cá nhân, cơ quan khó ngăn nhân viên tuồn tài liệu nội bộ ra ngoài...

Vì thế, Cơ quan An sinh xã hội Mỹ đã thực hiện các cuộc họp trực tuyến định kỳ với nhân viên, lập mạng nội bộ cung cấp tài liệu ở địa điểm cụ thể; phát triển kế hoạch giám sát năng suất làm việc tại nhà của nhân viên và liên tục điều chỉnh hoạt động cho phù hợp. 

Ý kiến

Luật sư NGUYỄN VĂN HẬU, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM:

Chưa phù hợp

Trong một số trường hợp, không thể phủ nhận về năng suất khi làm việc ở nhà, do có thể thoải mái hơn về tinh thần, hạn chế tác động từ môi trường. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả cao như mong muốn, bởi tuy không chịu áp lực trực tiếp từ cấp trên, đồng nghiệp… nhưng sẽ bị tác động từ phía gia đình và các quan hệ xã hội khác, ảnh hưởng đáng kể đến năng suất làm việc.

Để thực hiện hiệu quả phương án này, trước hết hệ thống công nghệ thông tin phải đồng bộ, khả năng kết nối thông tin giữa các chủ thể phải nhanh chóng và bảo đảm an toàn. Nhưng hiện tại, hệ thống thông tin của nước ta vẫn chưa đủ khả năng để thực hiện phương án trên. Do đó, đề xuất này chưa phù hợp với nước ta trong giai đoạn này. Hơn nữa, làm việc ở nhà sẽ rất khó kiểm soát. Số lượng cán bộ, công chức,viên chức ở nước ta chưa có tinh thần tự giác vẫn nhiều, tình trạng đến công sở để "điểm danh" còn phổ biến, nếu thực hiện đề xuất trên thì khác nào tạo điều kiện cho họ lơ là công việc. Ngoài ra, tiến độ cũng như chất lượng công việc liệu có bảo đảm hay khả năng kiểm soát bị hạn chế. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của xã hội.

Để triển khai có hiệu quả, trước hết phải có phương pháp nhằm nâng cao phẩm chất, tinh thần trách nhiệm, tính tự giác của cán bộ, công chức, viên chức; kèm theo đó là hệ thống máy móc phải trang bị đầy đủ.

Ông ĐỖ DUY THỤY, Chủ tịch UBND phường Bình Khánh, quận 2, TP HCM:

Nghiên cứu kỹ để tránh hệ lụy

Trước ý tưởng này, nhiều người cho rằng sẽ có rất nhiều cán bộ, công chức, viên chức trốn việc công khai. Làm việc ở cơ quan có chấm công, có giám sát mà còn đi trễ về sớm…

Ý tưởng mới luôn nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Cần nghiên cứu kỹ để tránh hệ lụy. Chẳng hạn khi cơ quan nhà nước vắng người, dân đến liên hệ công việc sẽ như thế nào? Ai giải quyết việc dân bức xúc? Vì thế, cần lấy ý kiến nhân dân, khảo sát, thí điểm, đánh giá rút kinh nghiệm rồi mới thực hiện đại trà. Hiện nay, nhiều người có điện thoại thông minh, chỉ cần kết nối internet sẽ giải quyết mọi việc trên đó. Theo tôi, một số công việc có thể làm tại nhà như biên tập viên, kế toán, cán bộ nghiên cứu...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo