xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Pháp luật không nghiêm làm gia tăng bạo lực

TS-LS Nguyễn Hữu Thế Trạch

Thời gian gần đây, có quá nhiều vụ án người dân giải quyết mâu thuẫn không bằng pháp luật mà bằng bạo lực. Vấn nạn bạo lực học đường cũng nằm trong tình hình chung đó. Học sinh hành xử với nhau bằng những hành vi mà người lớn đã làm.

Nói cách khác, trẻ học từ người lớn những thói hư tật xấu để rồi thực hành ngay trong cộng đồng nhỏ của mình. Xem những đoạn clip học sinh đánh nhau, chúng ta dễ dàng nhận thấy những hành vi, ngôn từ mà các em sử dụng nhuốm màu sắc “giang hồ”, đầy tính “anh, chị” của người lớn.

Những nguyên nhân dẫn đến bạo lực nói chung và bạo lực học đường nói riêng rất nhiều nhưng tựu trung, nằm trong các điều kiện kinh tế - xã hội, gia đình, quản lý nhà nước. Khi nền kinh tế suy thoái, áp lực từ công việc, nỗi lo cơm áo gạo tiền là yếu tố nguy cơ cao nhất. Từ những áp lực về kinh tế, các bậc phụ huynh trút xuống đầu trẻ hoặc thóa mạ lẫn nhau làm trẻ bị ảnh hưởng. Trong khi đó, nhân cách, lối sống, cách ứng xử của trẻ phần lớn được hình thành từ sự giáo dục của gia đình, từ ông bà, cha mẹ… Chương trình giáo dục nặng về kiến thức, xem nhẹ kỹ năng sống; phương pháp giáo dục thiếu sư phạm… khó tạo ra những công dân vừa có tri thức vừa có tâm. Rồi tình làng nghĩa xóm nhạt phai, tệ nạn xã hội… Việc tuyên truyền pháp luật chưa được quan tâm, áp dụng pháp luật còn tùy tiện, thiếu nghiêm minh, công bằng. Đó là những nguyên nhân làm gia tăng số vụ bạo lực.

img

Học sinh dễ gần gũi, chia sẻ với nhau trong các chuyến vui chơi, dã ngoại. Ảnh: Vy Thư

Để tìm ra giải pháp có tính khả thi, thiết nghĩ cần có sự nghiên cứu chuyên sâu của các cơ quan chức năng và sự chung tay của toàn xã hội. Đặc biệt, yếu tố quan trọng nhất là sự nhận thức của từng thành viên trong xã hội đối với pháp luật. Nhà nước phải làm sao để pháp luật đi vào cuộc sống của người dân, làm cho dân an tâm, tin vào sức mạnh của pháp luật và tự nguyện thực hiện. Không khó để nhận ra sự thiếu nhạy bén, thiếu trách nhiệm và không chuyên nghiệp của các cơ quan chức năng đã làm cho niềm tin của người dân vào pháp luật giảm sút dẫn đến “tự xử”, tình hình bạo lực vì thế sẽ gia tăng.

Tóm lại, để hạn chế tình trạng bạo lực nói chung và bạo lực học đường nói riêng cần có sự tăng cường trong công tác quản lý nhà nước trên mọi mặt: chính sách pháp luật, giáo dục, xã hội - kinh tế… Riêng ngành giáo dục cần có những biện pháp tích cực hơn từ con người đến phương pháp và nội dung giáo dục. Nói đi đôi với làm, xóa bỏ căn bệnh “thành tích”, dám đấu tranh với những biểu hiện sai trái, đi đầu làm gương cho học sinh noi theo. Tất nhiên những giải pháp này chỉ có thể phát huy tác dụng khi mỗi công dân có thái độ đúng đắn, trách nhiệm đối với nhà nước và xã hội.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo