xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quyết thu hồi dự án của Vinashin

Bài và ảnh: KỲ NAM

Tám năm bỏ hoang 203 ha đất làm Khu Công nghiệp Nam Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa), Vinashin vẫn không chịu trả đất mà vẫn xin làm nhà máy điện mặt trời

Mới đây, trong buổi làm việc với đoàn công tác của Chính phủ, UBND tỉnh Khánh Hòa đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép thu hồi dự án KCN Nam Cam Ranh do Tổng Công ty Tàu thủy công nghiệp Việt Nam - SBIC (trước đây là Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam - Vinashin) làm chủ đầu tư nhưng không triển khai, gây lãng phí tài nguyên đất.

Tám năm không bỏ 1 xu

Nhắc đến KCN Nam Cam Ranh, ông Nguyễn Văn Hiếu - Trưởng thôn Hòa Sơn, xã Cam Thịnh Đông, TP Cam Ranh - cứ lắc đầu. Ông cho biết hơn 8 năm nay, hơn 100 hộ dân của thôn luôn sống cảnh thấp thỏm lo âu vì nằm trong vùng quy hoạch. “Nhà cửa không được xây mới, dột nát cũng không dám sửa. Cuộc sống người dân cũng tạm bợ, không dám đầu tư làm bất cứ cái gì. Quanh quẩn chỉ nuôi heo, thả bò - cừu, làm đìa tôm... Người dân suốt ngày hỏi khi nào di dời, khi nào đền bù? Tôi cũng chỉ cười trừ chứ làm sao biết khi nào dự án triển khai ?”- ông Hiếu bộc bạch.

Theo Ban Quản lý Khu Kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa, từ tháng 3-2009, ban đã cấp giấy chứng nhận đầu tư KCN Nam Cam Ranh cho Công ty Công nghiệp tàu thủy Nha Trang, nay là Công ty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh (trực thuộc Vinashin), làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng. KCN Nam Cam Ranh nằm tại xã Cam Thịnh Đông, TP Cam Ranh có vị trí sát Quốc lộ 1, đường sắt, sân bay quốc tế Cam Ranh, vịnh Cam Ranh... với tổng diện tích 203 ha. Vốn đầu tư dự kiến khoảng 980 tỉ đồng. Theo kế hoạch, cuối năm 2011 sẽ đi vào hoạt động đóng và sửa chữa tàu biển, gia công, lắp ráp cơ khí, điện, điện tử...

Tuy nhiên, do không triển khai dự án, năm 2011, UBND tỉnh Khánh Hòa đề nghị Chính phủ chỉ đạo thu hồi giấy phép đầu tư vì năng lực không bảo đảm. Nhưng Vinashin khi đó đã báo cáo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) kiến nghị chưa thu hồi để tái cơ cấu và Chính phủ cũng đồng ý. Đến năm 2013 và 2014, UBND tỉnh tiếp tục xin ý kiến Chính phủ, các bộ để thu hồi dự án nhưng Bộ GTVT không có kế hoạch làm việc.

Ngày 7-7-2016, tỉnh Khánh Hòa tiếp tục gửi công văn đề nghị cho phép thu hồi dự án chậm tiến độ kéo dài này, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Bộ GTVT giải quyết. Tuy vậy, Bộ GTVT không trả lời nên đến ngày 6-1-2017, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ đề nghị báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT phản hồi ý kiến của UBND tỉnh Khánh Hòa.

“Từ khi cấp giấy chứng nhận đầu tư đến nay, Vinashin - nay là Tổng Công ty Tàu thủy công nghiệp Việt Nam - không bỏ một xu nào vào để giải phóng mặt bằng” - ông Hoàng Đình Phi, Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế Vân Phong, nói.

Dự án treo suốt 8 năm khiến người dân địa phương không thể đầu tư sản xuất, xây dựng nhà cửa
Dự án treo suốt 8 năm khiến người dân địa phương không thể đầu tư sản xuất, xây dựng nhà cửa

Lãng phí tài nguyên

Ông Phi cho biết hiện nay, sau khi nhập KCN Bắc Cam Ranh vào KCN Nam Cam Ranh đã nâng diện tích lên 350 ha (bao gồm cả dự án của SBIC). Một số đối tác khác xin đầu tư vào KCN, nhu cầu việc làm của người dân cao nhưng hàng trăm hecta đất lại để không là điều rất lãng phí.

Tại buổi làm việc giữa tỉnh Khánh Hòa và đoàn công tác Chính phủ mới đây, ông Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT, cho biết đã có văn bản trả lời, trong đó kiến nghị Thủ tướng cho phép chậm lại việc đầu tư vào KCN Nam Cam Ranh. SBIC cho rằng đang tái cơ cấu Vinashin nên cần thêm thời gian. Mặt khác, trong đầu tư KCN có cả năng lượng điện, SBIC đang muốn mở hướng đầu tư năng lượng mặt trời vào đây. SBIC đang đàm phán với đối tác nhằm triển khai dự án tổ hợp nhà máy điện mặt trời Nam Cam Ranh có công suất 200 MW tại dự án KCN Nam Cam Ranh.

Theo ông Trần Hòa Nam, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa, vùng đất này bằng phẳng nên thuận lợi cho phát triển công nghiệp. Còn phát triển điện mặt trời chủ trương của tỉnh là đầu tư nơi đất cằn cỗi, khó phát triển sản xuất. Nếu SBIC xin đầu tư điện mặt trời thì tỉnh cũng sẽ giới thiệu địa điểm khác chứ không phải ở đây. Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng tỉnh có thể thu hồi dự án vì chậm tiến độ thời gian dài, việc đầu tư đòi hỏi minh bạch.

“Đất để không vậy là lãng phí tài nguyên. Tái cơ cấu Vinashin là việc khác nhưng khả năng Vinashin sẽ không làm được. Giả sử có nhận thì cũng không thể làm KCN được vì không phải chức năng của Vinashin” - Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nói và cho biết Thủ tướng chỉ phê duyệt quy hoạch KCN, giao tỉnh Khánh Hòa cấp giấy chứng nhận đầu tư thì có thể thu hồi nếu không hiệu quả, ảnh hưởng người dân và phát triển của địa phương.

Chỉ đạo chấm dứt vai trò Vinashin đối với dự án

Sau khi nghe các ý kiến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý chấm dứt vai trò của Vinashin đối với dự án KCN Nam Cam Ranh. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ GTVT xem xét giải quyết dứt điểm kiến nghị của tỉnh Khánh Hòa trong thời gian sớm nhất, không để kéo dài. Sau khi chấm dứt dự án này, giao tỉnh Khánh Hòa làm việc khác, thanh lý mọi tài sản liên quan.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo